- Giảng viên: TS Trần Văn Kham
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
- Email: khamtv@ussh.edu.vn
- Website: http://kham.tv
- Điện thoại liên lạc: 0936404540/0914009523
2. Mục tiêu môn học:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học lao động bao gồm: Những khái niệm cơ bản liên quan đến lao động, những đặc điểm, tính chất của lao động; Những quan niệm của các nhà xã hội học kinh điển và hiện đại về xã hội học lao động; Một số vấn đề xã hội học vi mô và vĩ mô về lao động. Ngoài ra, môn học còn giúp sinh viên nắm bắt và hiểu biết một số vấn đề về xã hội học lao động trong giai đoạn hiện nay.
3. Lịch trình giảng dạy và chỉ dẫn
Bài 1: Nhập môn xã hội học lao động
Mục tiêu
Bài học này cung cấp cho sinh viên góc nhìn tổng quan về xã hội học lao động: từ đối tượng của xã hội học lao động cho đến chức năng, nhiệm vụ, các khái niệm cơ bản và mối quan hệ với các chuyên ngành khác liên quan như Xã hội học công nghiệp, xã hội học nông thôn, xã hội học việc làm, xã hội học kinh tế. Phần này cũng trang bị những khái niệm cơ bản về lao động, phân công lao động, cung cầu lao động…
Nội dung chính
- Điểm lại những kiến thức cơ bản của xã hội học
- Đối tượng xã hội học lao động
- Nhiệm vụ và chức năng xã hội học lao động
- Các khái niệm cơ bản của xã hội học
- Mối quan hệ của xã hội học lao động với các chuyên ngành xã hội học liên quan
Tài liệu tham khảo
- Marcovits Danhilo, Về đối tượng và nhiệm vụ của xã hội học lao động, Tạp chí Xã hội học, số 2 (54) năm 1996, tr.119-122.
- Nền móng xã hội học lao động của Angel, Tạp chí Xã hội học, số 2 (54) năm 1996, tr.116-119.
- Lê Ngọc Hùng, 1999, Xã hội học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.11-21
- Lê Thị Mai, Vũ Đạt, 2009, Xã hội học lao động, NXB Khoa học xã hội, tr.11-24
- Đỗ Anh Quân, Đặng Ánh Tuyết, 2006, Mấy vấn đề xã hội học lao động trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, Tạp chí Xã hội học, số 4 (96) tr.89-96
Bài 2: Các lý luận cơ bản của xã hội học lao động
Mục tiêu
Bài học này cung cấp cho sinh viên những cách tiếp cận lý luận khác nhau về vấn đề lao động, từ những luận điểm tâm lý-quản lý, quan điểm phân công lao động của Durkheim, các lý luận về tương tác, hành động xã hội, hậu hiện đại… Thông qua nội dung bài học, sinh viên có khả năng nhìn nhận các vấn đề cơ bản của xã hội học lao động trong điều kiện hiện nay.
Nội dung
- Quan điểm về tâm lý-quản lý
- Quan điểm hệ thống của Durkheim
- Các quan điểm tương tác luận
- Hành động xã hội của Weber
- Quan điểm hậu hiện đại
Tài liệu tham khảo
- Lê Ngọc Hùng, 1999, Xã hội học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.121-141
- Watson, T, 2003, Sociology of work and industry, Routledge, London, pp. 40-78
- Vũ Hào Quang, 2001, Xã hội học quản lý, ĐHQG Hà Nội, tr.40-65
- Lê Thị Mai, Vũ Đạt, 2009, Xã hội học lao động, NXB Khoa học xã hội, tr.25-49
- Phạm Đức Chính, 2005, Lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp trong các học thuyết kinh tế, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 327, tr.41-46 và số 328, tr.33-43.
Bài 3: Cấu trúc vi mô của lao động
Mục tiêu: Bài học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiên cứu hành vi lao động, hoạt động lao động cá nhân, cấu trúc xã hội của lao động với tư các là hoạt động nhóm nhỏ.
Nội dung
- Khái niệm về cấu trúc lao động
- Đặc điểm chung của lao động
- Một số yếu tố tác động đến cấu trúc lao động
Tài liệu tham khảo
- Lê Thị Mai, Vũ Đạt, 2009, Xã hội học lao động, NXB Khoa học xã hội, tr.25-49
- C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, 1993, tr.266-267
- Lê Ngọc Hùng, 1999, Xã hội học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài 4: Thiết chế và tổ chức lao động
Mục tiêu: Nội dung bài học này đề cập đến thiết chế lao động-được xem như những quy tắc, quy định, chuẩn mực liên quan đến hành vi con người. Từ việc nghiên cứu nội dung của thiết chế lao động và tổ chức lao động, những định hướng nghiên cứu về các tổ chức lao động: từ gia đình, nhiệm sở đến các cơ sở sản xuất, các tổ chức lao động Việt Nam và quốc tế; nghiên cứu các mối quan hệ lao động…
Nội dung
- Thiết chế và tổ chức lao động
- Quan hệ lao động
- Tổ chức lao động trong xã hội hiện đại
- Lao động trong tổ chức doanh nghiệp Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
- Tôn Thiện Chiến, 1996, Quan hệ xã hội trong xí nghiệp của công nhân công nghiệp, Tạp chí xã hội học số 2 (54), tr.38-58
- Ngô Thị Minh Phương, 1996, Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ Đô Hà Nội, Tạp chí Xã hội học số 2 (54), tr.58-70
- Trần Việt Tiến, 1996, Về thực trạng tâm tư-nguyện vọng của công nhân lao động Hà Nội, Tạp chí Xã hội học số 2 (54), tr.79-81
- Bùi Thanh Hà, 1996, Thái đô đối với lao động của công nhân trong xí xí nghiệp quốc doanh tại Hà Nội, Tạp chí Xã hội học số 2 (54), tr.105-112
- Nguyễn Văn Dư, 2007, Một số vấn đề lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Bản tin số 12, Viện Khoa học Lao động, tr.48-54.
- Trần Văn Hoan, Thương lượng lao động tập thể trong quan hệ lao động, Bản tin số 15, Viện Khoa học Lao động, tr.23-33.
- Ngô Thị Minh Phương, 2004, Người lao động với các thỏa ước lao động trong các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay, Tạp chí xã hội học, số 87 (3),tr.71-76
Bài 5: Phân công lao động và thị trường lao động
Mục tiêu:
Bài học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phân công lao động, ý nghĩa của phân công lao động đối với sự phát triển xã hội; cá nhân và phân công lao động xã hội; các quan điểm về thị trường lao động, cấu trúc thị trường lao động… qua đó xác định những định hướng nghiên cứu về phân công lao động xã hội tại gia đình, nơi làm việc, cũng như các nghiên cứu về môi trường làm việc, thị trường lao động-việc làm
Nội dung
- Phân công lao động trong xã hội
- Thị trường lao động
- Cấu trúc của thị trường lao động
Tài liệu tham khảo:
- Vũ Tuấn Huy và Deborah S.Carr, 2000, Phân công lao động nội trợ trong gia đình, Tạp chí Xã hội học, số 4 (74), tr.43-52
- Vũ Tuấn Huy, 1996, Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình nông thôn-vấn đề giới trong cơ chế thị trường, Tạp chí xã hội học, số 4 (60), tr.47-54
- Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2011, NXB Tổng cục thống kê, Hà Nội
- Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2010, NXB Tổng cục thống kê, Hà Nội
- Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2009, NXB Tổng cục thống kê, Hà Nội
Bài 6: Sự biến đổi lao động và biến đổi xã hội
Mục tiêu: Bài học đề cung cấp các thông tin và giúp sinh viên hiểu rõ về các nội dung của biến đổi lao động trong mối quan hệ với biến đổi xã hội thông qua xem xét vai trò của hệ thống máy móc, khoa học công nghệ đối với sự phân công và biến đổi lao động; bài học cũng sinh viên phân tích sự biến đổi xã hội của Việt Nam từ thời kỳ đổi mới ở trên cả khía cạnh nông nghiệp và công nghiệp cũng như trong mối quan hệ với sự biến đổi thế giới, của quá trình toàn cầu hoá và quá trình gia nhập WTO.
Nội dung
- Sự biến đổi lao động
- Biến đổi lao động và sự biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Những xu hướng biến đổi lao động của Việt Nam trong mối liên hệ với biến đổi thế giới
Tài liệu tham khảo
- Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2011, NXB Tổng cục thống kê, Hà Nội
- Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2010, NXB Tổng cục thống kê, Hà Nội
- Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2009, NXB Tổng cục thống kê, Hà Nội
Bài 7: Một số chủ đề cụ thể của xã hội học lao động
Mục tiêu: Bài học này cung cấp cho người học kiến thức chung thông tin chung và những vấn đề nghiên cứu cụ thể về lao động trẻ em, lao động của phụ nữ nông thôn, lao động việc làm khu vực nông thôn, vấn đề di cư lao động… trong điều kiện xã hội hiện nay
Nội dung
- Lao động trẻ em
- Lao động phụ nữ nông thôn
- Lao động-việc làm của người di cư đến các khu vực đô thi
Tài liệu tham khảo:
- Vũ Mạnh Lợi, 2006, Một số xu hướng và thái độ của thanh niên Việt Nam với vấn đề việc làm, Tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 39-48;
- Nguyễn Thanh Liêm, 2006, Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập, Tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 61-73
- Phan Diệu Ly và Trịnh Thái Quang, 2006, Một vài nhận xét về tình hình di cư đi làm ăn xa ở một xã ở miền núi phía Bắc, Tạp chí Xã hội học, số 3, tr.73-79
- Dương Chí Thiện, 2006, Phúc lợi xã hội dành cho trẻ em đường phố từ cách tiếp cận nhóm nhỏ, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 52-59
- Nguyễn Thị Bích Nga, 2003, Việc làm và đời sống của người lao động theo thời vụ từ nông thôn ra Hà Nội, Tạp chí Xã hội học số 2 (82), tr.42-52
- Phan Thế Công, 2009, Chính sách tạo việc làm cho lao động Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, Tạp chí khoa học thương mại, tr.16-20
- Nguyễn Hữu Dũng, 2005, Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
- Nguyễn Văn chính, 2005, Lao động của trẻ em trong nền kinh tế quá độ ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học số 2 (90), tr.57-73
4. Phương thức kiểm tra đánh giá
- Điểm đánh giá chuyên cần: 10%
- Điểm đánh giá bài tập nhóm: 30%
- Điểm đánh giá bài thi kết thúc môn học 60%
5. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên.
+ Sinh viên phải thực hiện đầy đủ nội dung, nhiệm vụ trong từng thời gian cụ thể đã được giảng viên trình bày trong đề cương môn học.
+ Thiếu điểm trong các tiêu chí đánh giá sẽ không có điểm hết môn.
+ Các bài tập phải nộp đúng hạn.
+ Đi học đầy đủ, không nghỉ quá 20% số giờ lên lớp; không nghỉ quá 2 buổi thảo luận nhóm.
+ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương môn học.
+ Giáo viên có thể thưởng điểm cho sinh viên có nhiều đóng góp cho môn học (cung cấp tài liệu, dịch thuật, những sáng kiến, đổi mới phương pháp học tập...). Điểm thưởng cộng vào điểm bài tập ở nhà hoặc vào kết quả điểm của cá nhân trong nhóm.
0 Comments