Xã hội học lao động: Đề cương

1. Thông tin về giảng viên phụ trách môn học

1.1. Giảng viên 1: TS Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn

1.2. Giảng viên 2 : ThS Phan Hồng Giang,  email : giangsociology@gmail.com

2. Thông tin chung về môn học

+ Tên môn học :  Xã hội học lao động (Sociology of Labour)

+ Số tín chỉ :  03

+ Môn học: Bắt buộc

+ Môn học tiên quyết :  Xã hội học đại cương.

3. Mục tiêu môn học.

+ Nội dung kiến thức: Giảng dạy và truyền thụ cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng những kiến thức cơ bản về xã hội học lao động (về lý luận xã hội học lao động và những vấn đề xã hội học hiện nay)

+ Về kỹ năng: Trang bị kiến thức chung về phương pháp lý luận, phương pháp nghiên cứu xã hội học lao động, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích những vấn đề liên quan đến thị trường lao động- việc làm.

+ Về thái độ người học cần đạt được: Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học. Nâng cao kiến thức, chủ động tìm tòi, sưu tầm các tài liệu. Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong phân tích các yếu tố liên quan đến thị trường lao động- việc làm, những vấn đề xã hội học lao động hiện nay

4. Tóm tắt nội dung môn học.

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học lao động bao gồm: Những khái niệm cơ bản liên quan đến lao động, những đặc điểm, tính chất của lao động; Những quan niệm của các nhà xã hội học kinh điển và hiện đại về xã hội học lao động; Một số vấn đề xã hội học vi mô và vĩ mô về lao động. Ngoài ra, môn học còn giúp sinh viên nắm bắt và hiểu biết một số vấn đề về xã hội học lao động trong giai đoạn hiện nay.

5. Nội dung chi tiết môn học.

Bài 1. Nhập môn xã hội học lao động

Một số khái niệm cơ bản

1.2. Định nghĩa lao động

1.3. Tiếp cận liên cấp-liên ngành: đặc điểm và tính chất lao động

1.4. Vai trò của lao động đối với con người và xã hội

1.5. Các khái niệm khác: việc làm, lao động gia đình, thất nghiệp

Bài 2. Lý luận xã hội học (cổ điển) về lao động

2.1. Quan niệm của Karl Marx về lao động

2.2. Quan niệm của Emile Durkheim về lao động

2.3. Quan niệm của Max Weber về lao động

Bài 3. Lý luận xã hội học hiện đại về lao động

3.1. Quan niệm quản lý khoa học (F. Taylor)

3.2. Trường phái “quan hệ người”, Trường phái “văn hoá tổ chức”

3.3. Một số lý thuyết khác (Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết  phê phán, Thuyết  hành động, Thuyết tổ chức, Lý thuyết hậu hiện đại, Lý thuyết mạng lưới)

Bài 4. Một số vấn đề xã hội học vi mô về lao động

4.1. Cấu trúc lao động vi mô

4.2. Động cơ và xu hướng lao động

4.3. Phân công lao động gia đình

Bài 5. Quá trình lao động và các vấn đề xã hội

5.1. Các hình thức tổ chức quá trình lao động

5.2. Các hình thức kiểm soát quá trình lao động

5.3. Vấn đề đạo đức, kỷ luật lao động

Bài 6. Một số vấn đề xã hội học vĩ mô về lao động

6.1. Biến đổi lao động và biến đổi xã hội

6.2. Sự phân công lao động trong xã hội

6.3. Cơ cấu lao động xã hội

6.4. Nền kinh tế tri thức và vấn đề phát triển nhân lực

Bài 7. Thị trường lao động và một số vấn đề xã hội

7.1. Xã hội học về thị trường

7.2. Kinh tế thị trường

7.3. Thị trường lao động

Bài 8. Một số vấn đề xã hội học lao động hiện nay (1)

8.1. Vấn đề lao động-việc làm và thất nghiệp: chuyển dịch cơ cấu lao động

8.2. Vấn đề đa dạng hoá ngành nghề và xoá đói giảm nghèo

8.3. Vấn đề tổ chức, quản lý nâng cao năng suất, hiệu quả lao động

Bài 9. Một số vấn đề xã hội học lao động hiện nay (2)

9.1. Vấn đề áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào lao động

9.2. Vấn đề giới trong lao động

9.3. Vấn đề phát triển bền vững môi trường lao động

9.4. Vấn đề giáo dục và lao động: chất lượng lao động

6. Học liệu

Lê Ngọc Hùng. Xã hội học kinh tế. Nxb Lý luận chính trị. Hà Nội. 2004.

Bruno Palier – Coucis-Charles Viossat : Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hoá. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2003.

7.  Hình thức tổ chức dạy học.

+ Sử dụng hiệu quả các giáo cụ truyền thống (phấn & bảng) kết hợp sử dụng các phương tiện hiện đại như Projector (bài giảng được soạn trên phần mềm Power Point)

+ Giảng viên phát huy tính tích cực của sinh viên trên lớp, đặc biệt phát huy vai trò, tính năng động Nhóm, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.

+ Coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, giúp người học tự tìm kiếm và xử lý thông tin trên các phương tiện hiện đại để phục vụ môn học.

+ Rèn luyện và phát huy các kỹ năng trình bày một vấn đề xã hội trên lớp, rèn luyện kỹ năng viết báo cáo khoa học.

+ Tổ chức lấy ý kiến sinh viên  giữa kỳ và cuối  kỳ.ư

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên.

+ Sinh viên phải thực hiện đầy đủ nội dung, nhiệm vụ trong từng thời gian cụ thể đã được giảng viên trình bày trong đề cương môn học.

+ Thiếu điểm trong các tiêu chí đánh giá sẽ không có điểm hết môn.

+ Các bài tập phải nộp đúng hạn.

+ Đi học đầy đủ, không nghỉ quá 20% số giờ lên lớp; không nghỉ quá 2 buổi thảo luận nhóm.

+ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương môn học.

+ Giáo viên có thể thưởng điểm cho sinh viên có nhiều đóng góp cho môn học (cung cấp tài liệu, dịch thuật, những sáng kiến, đổi mới phương pháp học tập...). Điểm thưởng cộng vào điểm bài tập ở nhà hoặc vào kết quả điểm của cá nhân trong nhóm.

Post a Comment

0 Comments