Lời nói đầu của "Lý thuyết công tác xã hội hiện đại"


Lần xuất bản thứ hai của tác phẩm “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại” nhằm tiếp tục cung cấp cho đọc giả có thêm những cách nhìn hoàn chỉnh hơn về các lý thuyết thực hành công tác xã hội. Với quan điểm thú vị này, tác phẩm này cũng  tạo dựng được một số mô hình, qua đó đọc giả có thể tập trung tư duy phê phán và có thêm những đánh giá về những nội dung thực hành của từng lý thuyết.
Tác phẩm này cũng sẽ tiếp tục trở thành một trong những đánh giá đáng đọc về lý thuyết công tác xã hội đương đại. Cuốn giáo trình này cũng được xem là nội dung yêu cầu cho mọi sinh viên ngành công tác xã hội cả ở cấp độ đại học và sau đại học. Cuốn giáo trình này cũng giúp người học có cách nhìn không chỉ từ các quốc gia Phương Tây mà còn có cách nhìn từ các quốc gia phi phương Tây, từ những nền văn hoá phi Thiên chúa giáo cũng như các nước thứ ba.
Hai chương đầu tiên của cuốn sách này được trình bày lại rất cẩn thận so với lần xuất bản thứ nhất nhằm tạo được một mô hình rõ ràng hơn về những cách hiểu và tư duy về từng lý thuyết thực hành cụ thể. Chương 1 sẽ trình bày những tranh luận về vai trò của việc đánh giá lý thuyết thực hành trong bối cảnh xã hội được tiến hành trong thực tế. Cụ thể, chương này sẽ nhấn mạnh đến các vấn đề về mặt chính trị, văn hoá và quốc gia có ảnh hưởng đến cả việc lựa chọn và triển khai lý thuyết thực hành. Chương 2 cũng sẽ cung cấp những tranh luận sâu hơn và những phê phán của các nhà thực chứng và quan điểm hậu hiện đại về lý thuyết trong thực hành công tác xã hội. Thêm vào đó, chương này cũng đánh giá thêm mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành và thể hiện được cách phân tích so sánh về các lý thuyết công tác xã hội. Các đọc giả sẽ tìm ra được nhiều tư liệu từ cuốn sách này được đề cập nhiều trong việc chỉ ra được những tư liệu quan trọng, chính yếu trong lĩnh vực nghiên cứu.
Từ chương 3 đến chương 12 sẽ nhìn nhận lý thuyết công tác xã hội theo các nhóm, các luận điểm lý thuyết khác nhau. Vấn đề cơ bản có ở những lý thuyết này chính là việc áp dụng lý thuyết của các tác giả. Luận điểm lý thuyết này gồm những nội dung sau: mô hình tâm động học, can thiệp xung đột và mô hình lấy nhiệm vụ làm trung tâm; các lý thuyết hành vi nhận thức; các luận điểm hệ thống và sinh học; các mô hình giao tiếp và tâm lý học xã hội, luận điểm về nhân văn và hiện sinh; phát triển xã hội và cộng đồng; luận điểm mác xít và cấp tiến; luận điểm chống phân biệt và chống áp bức; trao quyền và biện hộ. Những biến đổi cơ bản trong lần xuất bản này cũng chính là kết hợp những lý luận hành vi và nhận thức trong một chương và bổ sung vào hai chương mới tiếp theo nhằm giải quyết với những vấn đề phát triển của cộng đồng và xã hội và vấn đề chống lại phân biệt và chống lại áp bức. Tác giả cũng cập nhật thêm những tư liệu phản ảnh trong từng chương và cũng tiến hành cấu trúc lại các chương nhằm cung cấp cho đọc giả có thêm những cách hiểu về quan điểm rộng rãi hơn và với những bối cảnh xã hội của từng lý thuyết. Sự nhất quán và phong phú của các phần “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại” được chứa đựng trong việc trình bày, trao đổi và phê phán của từng lý thuyết công tác xã hội. Sức mạnh của cuốn giáo trình này chính là việc những vấn đề cụ thể này đã trực tiếp gắn với những vấn đề thực hành công tác xã hội dựa trên những vấn đề toàn cầu như thế nào. Quan điểm chung nhất được đề cập cũng đang đặt ra và đang thách thức người đọc hướng đến mở rộng tư duy về cái gì và tại sao trong quá trình thực hành của họ.
Chương 13, chương cuối của của cuốn giáo trình này lại gắn với những nhân tố và những vấn đề trong đánh giá về các lý thuyết công tác xã hội. Đây là vấn đề cuối cùng sẽ thách thức chúng ta hướng đến thực hiện vấn đề và phát triển và tăng cường các lý thuyết công tác xã hội, điều này cũng sẽ giúp có những định hướng thực hành nhằm đáp ứng những nhu cầu của thân chủ trong một thế giới đang biến đổi.
Lần xuất bản thứ hai của Lý thuyết xã hội học hiện đại cũng tạo ra những đánh giá có hiệu quả hơn về lý thuyết công tác xã hội đương đại. Như lần xuất bản đầu tiên, lần xuất bản này cũng giúp cung cấp tư liệu thư mục rộng rãi được xuất bản ở Mỹ và ở các quốc gia khác. Một lần nữa Giáo sư Payne đã có nhiều đóng góp đối với vấn đề chuyên môn của chúng ta.

Người dịch: Trần Văn Kham. bản dịch của cuốn sách này có ở Thư viện Khoa xã hội học, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

Post a Comment

0 Comments