Sách hay: Thuật đọc sách báo

Ở miền Nam, trước ngày thống nhất đất nước, Hoàng Xuân Việt là một trong bốn học giả chuyên viết về sách Học làm người (Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Cao Tùng và Hoàng Xuân Việt) – Sách của ông đã góp phần hướng dẫn đọc giả – nhất là lớp trẻ cách sống, cách học để làm người có ích cho xã hội.
Tác giả Hoàng Xuân Việt đã có trên 200 đầu sách thuộc loại này. Trong “Thuật đọc sách báo”, học giả Hoàng Xuân Việt đã bỏ ra nhiều công sức sưu tầm tài liệu, đọc nhiều sách báo, cộng với kinh nghiệm của mình đã giới thiệu với đọc giả cách chọn sách báo để đọc, đọc sách báo như thế nào, ghi chép ra sao để nâng cao vốn kiến thức của mình, đồng thời tránh được những loại sách nhảm nhí, thấp kém, có hại. Một “cẩm nang” như thế thật đáng trân trọng.
Tác giả viết “Thuật đọc sách báo” từ những năm sáu mươi, chính vì vậy, đôi chỗ, so với ngày nay đã khác, kể từ cứ liệu khoa học đến ngôn ngữ văn phong. Song nội dung cuốn sách vẫn rất bổ ích với bạn đọc, vì vậy chúng tôi hầu như vẫn giữ nguyên trong lần tái bản này.
Dù sao cuốn sách cũng không tránh khỏi những sơ sót bất cập, mong bạn đọc lượng thứ.
Nhà xuất bản Văn Nghệ TP. HCM

Nguồn: sach88

[accordions]
[accordion title="Phần giới thiệu"]

TỰA
PHẦN I
TẠI SAO ĐỌC?
CHƯƠNG I
ĐỌC SÁCH BÁO VÀ KHAI HOÁ CON NGƯỜI
1. Nhu cầu hiểu biết của con người
2. Chân lý cần cho toàn thể sinh hoạt của con người
3. Sách báo tàng trữ chân lý
4. Chân nghĩa của đọc
CHƯƠNG II
ĐỌC SÁCH BÁO LÀ CẢ MỘT NGHỆ THUẬT
1. Nhiều người không đọc
2. Một báo nguy cho dân tộc
3. Đọc thiếu phương pháp
4. Đọc là cả một nghệ thuật
CHƯƠNG III Ý THỨC ẢNH HƯỞNG CỦA SÁCH BÁO
1. Việc đọc ở thời này
2. Tầm ảnh hưởng của sách báo
3. Tuổi trẻ khó biết sách báo mà đọc
4. Vai trò của nhà giáo dục
CHƯƠNG IV
TẠI SAO ỦNG HỘ SÁCH BÁO
1. Mọi người vẫn cần đọc
2. Sách báo trang trí tinh thần
3. Sách báo là lò luyện óc sáng tạo
4. Nhờ đọc đời sống tâm đức đi lên
5. Sách báo là bạn giải sầu
CHƯƠNG V
NHƯNG PHẢI ĐỀ PHÒNG BỊ NHIỄM ĐỘC
1. Mê sách xấu cũng là một thứ ác dục
2. Phải can đảm mới đọc được sách báo đứng đắn
3. Đề phòng tuổi trẻ khỏi nhiễm độc không phải dễ
PHẦN II
ĐỌC CÁI GÌ?
CHƯƠNG VI
SÁCH XẤU ĐỘI NHIỀU LỐT NGỤY TRANG ĐỂ ĐẦU ĐỘC
1. Cái gọi là trang trong của một số báo
2. Cái gì tàn hại tình cảm con trẻ?
3. Người ta đầu độc mỗi lần một ít
4. Không viết tục mà viết bậy
CHƯƠNG VII
LỰA SÁCH BÁO
1. Dám cấm và dám tự cấm
2. Phải có quyết định đanh thép: Chỉ đọc những sách báo hay
3. Óc cầu tiến khi đọc
CHƯƠNG VIII
TIÊU CHUẨN LỰA SÁCH BÁO HAY
1. Những tiêu chuẩn giả
2. Kinh tin kính của độc giả (Crédole La Lecture)
3. Nguyên tắc chọn sách báo hay
CHƯƠNG IX
ĐỌC GÌ ĐỂ LUYỆN VĂN
1. Học kỹ thuật viết văn
2. Học nghệ thuật viết văn
3. Thưởng thức cái mỹ trong văn
CHƯƠNG X
ĐỌC LUYỆN TƯ TƯỞNG
1. Không có gì mới dưới bóng mặt trời
2. Luyện bộ máy tư tưởng trước đã
3. Nuôi óc bằng những tư tưởng xây dựng
4. Đọc nhiều về loại sách báo triết và khoa học
PHẦN III
ĐỌC CÁCH NÀO?
CHƯƠNG XI
ĐỌC NHIỀU HAY ÍT, NHANH HAY CHẬM
1. Đọc nhiều hay ít?
2. Đọc nhanh hay đọc chậm
3. Muốn được lợi ích phải đọc trang nghiêm
4. Một lời khuyên của Mạnh Tử
5. Phân biệt sách và cuộc đời
CHƯƠNG XII
LÀM SAO ĐỌC ĐỂ HỌC
1. Đọc với óc phê bình
2. Đọc với tinh thần tập trung
3. Đọc mà cố ý tự học
4. Đọc với óc minh mẫn
5. Đọc với cây bút chì
6. Đọc mà thẩm định giá trị luân lý của tác phẩm
7. Đọc mà dối chiếu với những tác phẩm đồng loại ở ngoại quốc
8. Đọc đi đọc lại
CHƯƠNG XIII
GIAO TIẾP VỚI NHỮNG THIÊN TÀI
1. Tự hạ mình dể nhìn lên cao
2. Xã hội thiên tài không đông khách
3. Thiên tài mạc khải cho ta cái gì?
4. Thế giới thiên tài là thế giới thinh lặng
CHƯƠNG IV
ĐỌC BÁO, ĐỌC TIỂU THUYẾT, ĐỌC THƠ CÁCH NÀO?
1. Đọc báo cách nào?
2. Đọc tiểu thuyết cách nào?
3. Đọc thơ cách nào?
CHƯƠNG XV
LÀM SAO ĐỌC MÀ NHỚ
1. Khỏe trong người và bất đắc dĩ mới không nằm mà đọc
2. Phải ráng nhớ
3. Dịch sách và viết sách
4. Ký chú và làm thẻ
BẠC
Thông tin sách

Lời Giới Thiệu

Ở miền Nam, trước ngày thống nhất đất nước, Hoàng Xuân Việt là một trong bốn học giả chuyên viết về sách Học làm người (Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Cao Tùng và Hoàng Xuân Việt) – Sách của ông đã góp phần hướng dẫn đọc giả – nhất là lớp trẻ cách sống, cách học để làm người có ích cho xã hội.
Tác giả Hoàng Xuân Việt đã có trên 200 đầu sách thuộc loại này. Trong “Thuật đọc sách báo”, học giả Hoàng Xuân Việt đã bỏ ra nhiều công sức sưu tầm tài liệu, đọc nhiều sách báo, cộng với kinh nghiệm của mình đã giới thiệu với đọc giả cách chọn sách báo để đọc, đọc sách báo như thế nào, ghi chép ra sao để nâng cao vốn kiến thức của mình, đồng thời tránh được những loại sách nhảm nhí, thấp kém, có hại. Một “cẩm nang” như thế thật đáng trân trọng.
Tác giả viết “Thuật đọc sách báo” từ những năm sáu mươi, chính vì vậy, đôi chỗ, so với ngày nay đã khác, kể từ cứ liệu khoa học đến ngôn ngữ văn phong. Song nội dung cuốn sách vẫn rất bổ ích với bạn đọc, vì vậy chúng tôi hầu như vẫn giữ nguyên trong lần tái bản này.
Dù sao cuốn sách cũng không tránh khỏi những sơ sót bất cập, mong bạn đọc lượng thứ.
Nhà xuất bản Văn Nghệ TP. HCM

TỰA

Năm xưa, trong một buổi tiệc cuới, sau khi cụng ly sâm banh, người ta bàn một câu chuyện mà đến bây giờ vẫn còn làm cho tôi nghĩ ngợi. Có một ông bạn người gầy còm đeo kính trắng gọng vàng bị một vài người bạn vừa nói chơi vừa giễu là “ở trong hang sách mới ra”. Mọi người bảo anh ta tiền dư bạc thừa, ngày tối không làm gì chỉ biết nghiện sách. Có một ông bạn ngồi kề bên, mập mạp, đeo kính gọng đen, xen vào chuyện bằng câu: “Ôi, anh siêu thực tế quá. Anh cũng như bao nhiêu người khác đọc đủ thứ mà không làm gì cả. Có kẻ còn chuyên môn chực hờ chỉ trích bất cứ ai làm cái gì không giống sách vở dạy. Tôi ghét hạng mọt sách ấy. Riêng tôi, không đọc cái gì cả. Tôi có mấy bạn viết văn, tôi bảo họ đừng bao giờ tặng tôi sách. Nhật báo ráng lắm tôi mới đọc để biết tin tức. Thôi các anh phá “Ông cụ” của chúng ta đây làm gì? Để ông yên trong cái tháp ngà sách của ông đi”.
Hai mẫu người làm cho tôi nghĩ ngợi hai vấn đề: Người mọt sách đọc đủ thứ mà không làm gì hết; Người không thèm đọc cái gì cả. Câu chuyện xảy ra năm 1950. Khi tôi thuật lại cho bạn đây đã qua biết bao nhiêu năm vậy mà nó vẫn còn gây ấn tượng mạnh trong đầu óc tôi.
Vấn đề đặt ra cho ta là sống sao cho thành công, cho hạnh phúc chớ không phải đọc hay không đọc. đọc nhiều hay đọc ít. Nhưng để đoạt mục đích cao cả ấy thì con người phải được giáo dục.
Theo Gibbon, ta hấp thụ hai thứ giáo dục, một của gia đình và nhà trường, một của chính ta cái sau này rộng rãi hơn, kéo dài suốt đường đời của ta mà phương tiện chính yếu là đọc. Nói chính yếu vì sách báo tập trung được cho ta vô số kiến thức, kinh nghiệm mà đời thu nhận trong thiên nhiên, trong con người. trong xã hội, trong trường sống muôn mặt. Sách báo không phải chính ngoại giới mà là phản ảnh của ngoại giới. Chúng là túi khôn của nhân loại.
Ngày xưa muốn ghi chép cái gì thì dân Ai Cập phải khắc vào đá. dân Do Thái ghi trên da trừu, dân Trung Quốc viết trên mảnh tre. Ngày nay, thiên hạ viết, in trên giấy. Dù với hình thức nào sách báo vẫn là phương tiện tối yếu để truyền văn hóa. Bạn tưởng tượng, nếu không có sách báo, thì lịch sử, văn hóa nhân loại làm sao lưu truyền từ đời này qua đời kia. Vẫn biết có khẩu truyền nhưng phương tiện truyền bá tư tưởng này thường ít trung tín. Vả lại trí nhớ con người có hạn. Trung Quốc có câu này bạn có nhớ không: “trí nhớ đậm nhất cũng không ghi rõ bằng mực lợt nhất”. Sách báo kia mà còn bị cái nạn “tam sao thất bản” huống hồ “nói truyền ngôn”.
Sách báo quan trọng. điều đó chắc bạn đồng ý rồi. Bây giờ bạn nghĩ sao về người chỉ biết hoạt động mà bất cấn đọc và người chỉ biết đọc mà bỏ rơi cuộc đời.
Hoạt động mà không cần đọc theo tôi nghĩ là tiêu ngữ nguy hiểm. Trong cổ tích A Rập có ông vua nào đó cứ bảo nhà thông thái nọ toát yếu các sách vở lại cho mình. Thiên kinh vạn quyển làm thành một quyển. Một quyển còn lại một câu. Một câu còn lại một chữ. Sau bao nhiêu lần đem trình vua, nhà thông thái cứ bị khiển trách nặng lời. Lần chót hết cũng bị quát nạt và còn bị mắng là: bọn láo. Y của nhà vua kiến thức con người không làm gì truyền lưu, toát yếu được. Tôi xin miễn phê bình thâm ý của ngụ ngôn này. Nhưng tôi không tin người chủ trương không thèm đọc sách báo là người có thâm ý như ông vua trong cổ tích trên. Phải nói thẳng là phần đông không được tập thói quen đọc. Tôi đưa nguyên nhân ấy để tránh những nguyên nhân lười biếng qua bận công ăn việc làm…
Tại sao ta không được tập thói quen đọc. Xin mời bạn đọc giùm tôi mấy dòng này của Nguyễn Hiến Lê trong cuốn “Tự học để thành công” nơi bài tựa, trang 8: “ở trường ra, có ai chỉ cho tôi cách tự học đâu?”.
Trước sau, tôi được học non ba chục ông thầy vừa Việt vừa Pháp. Mà tôi nhớ chỉ có vị khuyên tôi đọc sách để luyện Pháp văn, đó là cụ Dương Quảng Hàm.
Còn khi ra trường rồi, nên đọc thêm những sách gì thì tuyệt nhiên tôi chưa thấy một giáo sư nào chỉ bảo cho học sinh. Đến lúc cầm quyển sách này trên tay đây, bạn đã được học qua với mấy ông thầy? Và được mấy vị dạy cho bạn cách đọc sách? Nếu có được khuyên đọc thì đọc cuốn nào? Sách xây dựng giá trị đời bạn hay tiểu thuyết tình cảm hay thơ đầy nước mắt của chàng và nàng làm trái tim thổn thức.
Tôi lại kính mời bạn đọc thêm giùm tôi mấy lời này của Nguyễn Duy Cần trong quyển “Tôi tự học” ở bài tựa, trang 17: “Thú thật, Ơ trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không tiêu hóa được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian tiêu hóa rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này mà có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu cũng đều nhờ công phu tự học cả”.
Mà tự học là gì nếu không phải là đọc sách, đọc báo. Nhà trường xưa cũng như nay, có trên một ngàn lẻ một lẽ để bênh vực tại sao không hoặc ít dạy ta tự học bằng cách đọc. Tôi xin miễn lặp lại những cái hỏng của học đường mà tôi đã phê bình rải rác trong mấy chục tác phẩm trước trên mười năm nay. Ở đây tôi muốn bạn ý thức rằng không đọc, đọc ít quá, vốn văn hóa của ta không đủ để thành công, để hiểu đời, để xử thế, để nâng cao nhân cách. Nhiều khi đọc gần phát điên mà lúc nói chuyện, ta còn thấy cạn ý cạn lời, huống hồ năm này qua năm nọ không hề động đến một trang sách.
Đọc tiểu sử vĩ nhân nào ta cũng thấy họ mê sách như mê nhân tình. Gautier nói Edison hồi 16 tuổi đã đọc “15 pied sách”. Pied là đơn vị chiều dài xưa: O.324m. Nếu Napoleon nói mình đọc sách “đến phát khùng” thì Jean Jacques Rousseau cũng nói: “Đầu của tôi xoay tròn vì đọc sách”. Danh nhân có thiên bẩm xuất chúng mà còn phải nuốt sách như vậy thì phàm nhân khinh rẻ việc đọc nghĩa là sao? Nghĩa là một cách tự sát về đường tinh thần. Là nói, là viết mà bất cần suy tính bất kể chủ trương mục đích.
Người không đọc như vậy còn người đọc mà nhìn đời như không có chi thì sao? Cả hai đều đứng trên hai thái cực nguy hiểm. Không đọc thì óc bọng. Đọc mà nô lệ sách thì sống giữa đời như gà mở cửa mả.
Phải đọc sách nhưng không phải sách nào ta cũng giao trọn hồn xác cho nó. Vì dè dặt đó mà Mạnh Tử khuyên bạn và tôi: “Tận tín như bất như vô thư”. Sách là con đẻ của tác giả. Tác giả là con người. Trong xã hội có người tốt, người xấu thì trong làng sách, trong thư viện, có cuốn phải đọc nhưng có cuốn không cần ngó đến làm chi. Bạn thuộc lòng giùm tôi ngạn ngữ này của A Rập: ‘/Không có tên trộm cướp nào lưu manh bằng một cuốn sách”. Trong xã hội ta lựa người giao thiệp, ngay đối với người gọi là tốt ta cũng còn phải phân biệt việc làm lời nói của họ nữa. Cũng thế ấy, ta phải lựa sách, trong từng cuốn sách ta đọc ta phải biết phân biệt vàng thau. ĐÓ là chưa nói phải biết đọc sách báo ngoài văn tự vì chỉ có cách đọc dó mới thể hiện được lời vàng ngọc này của Honoré de Balzac: “Đọc là hai người sáng tác chung”
Tất cả đều nằm trên cái mà Emile Faguet gọi là “Nghệ thuật đọc”. Về nghệ thuật này ở nước ta có hai cuốn sách chỉ dẫn sáng suốt đó là quyển Tự học để thành công của Nguyễn Hiến Lê và quyển Tôi tự học của Nguyễn Duy Cần. Còn ở ngoại quốc thì không đến nỗi chất thành núi song rất là phong phú. Tôi có liệt kê cho bạn ở cuối sách mấy chục cuốn quan trọng.
Sau khi đọc kỹ các sách vừa kể rồi, với kinh nghiệm chút ít của riêng mình, tôi xin gởi đến các bạn cuốn sách bé này. Nó chỉ ra nghệ thuật đọc để tự học và chỉ dẫn nghệ thuật tư tưởng và nhất là áp dụng điều mình đọc vào đời sống thực tế. Tôi nghĩ vấn đề sau hết’này tối ư quan trọng. Mục đích của đọc là nên thân, khỏe thân. Có ai trên đời muộn mình hư đốn và khốn nạn hả bạn? Sách dù hay đến đâu vẫn không phải là cuộc đời. Đừng nô lệ từng phết, từng chấm trong sách mà làm một tên gàn trong cuộc sống thường nhật. Vấn đề cột trụ là phải lấy cái hay trong sách đem .ra đời sống, một đời sống đẹp.
Tôi chia sách làm 3 phần gồm 15 chương:
- Phần nhất : Tại sao đọc? (5 chương).
- Phần hai : Đọc cái gì? (5 chương).
- Phần ba : Đọc cách nào? (5 chương).
Còn phụ lục gồm năm mươi danh ngôn, cất để giúp bạn rộng đường tư tưởng về việc xây dựng tinh thần bằng cách đọc sách báo.
Lúc viết, tôi cứ sợ nình nói nhiều làm cho sách quá dày, nhìn cuốn sách bạn sẽ ngán đọc. Tôi sợ như vậy vì tôi nghĩ loại này ít người đọc và nếu có ai đọc cũng phải cố gắng vì nội dung thường đầy những chuyện khô khan.
Khi viết, tôi không định sắc cho bạn một tô thuốc bắc mà định hiến bạn một cục thuốc cao nấu kẹo lại. Đề tài này có thể viết thành cuốn sách năm bảy trăm trang. Ở đây tôi rút kết lại những đại cương rồi gợi lại cho bạn óc tìm tòi thêm. Quả thật cuốn “Lạc thú của óc” này ở trong trường hợp một câu bất hủ của Kinh Dịch “Sách không cạn lời; Lời không cạn ý”.
Tuy nhiên, tôi hy vọng nó làm một tia sáng có tính cách chỉ nam cho bạn trên con đường tự học để tự tạo chân giá trị cho mình và cho người khác.
Sài Còn, ngày 28 tháng 7 năm 1964[/accordion]

 

[accordion title="Chương 1"]

CHƯƠNG I

ĐỌC SÁCH BÁO VÀ KHAI HOÁ CON NGƯỜI

ĐẠI YẾU
1. Nhu cầu hiểu biết của con người
2. Chân lý cần cho toàn thể sinh hoạt của con người
3. Sách báo tàn trữ chân lý
4. Chân nghĩa của đọc

1. Nhu cầu hiểu biết của con người

Quan niệm đúng về con người cho bạn biết con người đấu tranh bởi thể xác và tinh thần. Riêng tinh thần gồm ý chí và trí tuệ. Trí tuệ là tài năng nhắm đối tượng (cá nhân). Nó tự nhiên hướng về sự thật. Nó thúc đẩy con người khao khát chân lý, tìm kiếm, đấu tranh và có thể đổ máu để bảo tồn chân lý. Chân lý là gì? Mấy tiếng ngày xưa Pilate buông ra trước khi rửa tay tỏ ra vô trách nhiệm về cái chết của đấng cứu thế. Ý nghĩa của mấy tiếng ấy, tự bản chất, chứa sự tốt đẹp, thu hút đầu óc con người. Người ở đâu và thời nào, thuộc giai cấp xã hội nào, theo đảng phái chính trị, tôn thờ một tôn giáo nào đều đói khát sự thật. Dĩ nhiên, theo kinh nghiệm của người ta thấy chân lý nị hiểu năm bảy đường. Ở đây ta không phân tích tỉ mỉ của loại chân lý như:
Chân lý thể chất (Vérité metérielle)
Chân lý hữu thể (Onthologique)
Chân lý mô thức (Formelle)
Chân lý luận lý (Lagique)
Chân lý siêu hình (Métaphysique)
Chân lý siêu nghiệm (Transcendantale)
Chân lý siêu vật (Transcendante)
Tôi chỉ xin bạn lưu ý: Chân lý thật là chân lý và chân lý được coi là chân lý. Chân lý thật là chân lý dù bạn và tôi có hay không, dù tôi và bạn nghĩ về nó như thế nào, mặc ta, nó vẫn có. Như đồ được chứa thì nhỏ hơn đồ chứa: Bánh nhỏ hơn khuôn bánh. Chân lý được coi là chân lý có thể là chân lý thật mà cũng có thể là sai lầm mà một số nghĩ là sự thật. Hồi thời Trung Cổ, một số người cho rằng mặt trời xoay quanh trái đất. Thủ địch của Pasteur cho là vạn vật tự sinh không cần có mầm sống. Đó là chân lý được coi là chân lý. Song dù quan niệm chân lý cách nào, người ta cũng tự nhiên tỏ ra yêu mến chân lý.
Nhu cầu hiểu biết chân lý trong con người cũng ráo riết như nhu cầu ăn uống: một của tinh thần, một của thể xác. Mà có khi người ta cho cái trước hơn cái sau nữa. Nhiều người không thể chịu nổi khi có đời sống vật chất phong phú mà bị cấm đoán tìm sự thật.
Tinh thần càng được phát triển càng cảm thấy thiếu thốn về chân lý. Người làm ruộng kém học nhìn hạt lúa đâm mộng rồi nghĩ đơn sơ rằng sẽ gieo mạ rồi dọn đất cấy. Song một nhà vạn vật học, một triết gia nhìn hạt lúa đâm mộng rộn lên trong đầu óc đủ thứ ý tưởng.
Càng tiến sâu vào đại vũ trụ và tiểu vũ trụ (con người) huyền bí người ta càng thấy chân lý miên mang quá, càng cảm thấy phải nén đầu óc mình vào đấng tối cao là nguồn chân lý mới ý thức được đầy đủ chân lý. Thật đúng như lời Rivarol nói: “Ít khii khoa học đẩy xa thượng đế, nhiều khoa học kéo lại gần người”.

2. Chân lý cần cho toàn thể sinh hoạt của con người

Nhu cầu hiểu biết mà ta chứng minh trên, không phải chỉ là đòi hỏi ở tinh thần mà còn là đòi hỏi của các cuộc phát triển khác trong con người. Nhất nhất cái gì từ ham muốn, yêu đương, mưu tính đến ăn uống trị bệnh, nghỉ ngơi, giao thiệp, làm việc, tất cả đều cần biết sự thật. Có ai mong mỏi điều giả dối, yêu đương người lường gạt, mưu tính công việc sai lầm, ăn uống, trị bệnh, nghỉ ngơi sai phép vệ sinh, giao thiệp, làm việc cùng người bụng dạ cáo già.
Có thể nói trọn xác hồn con người, suốt cả đời người và toàn thể cộng đồng nhân loạin đều cần chân lý, khao khát đoạt chân lý.
Từ cổ chí kim có một số người được gọi là vĩ nhân gồm trí nhân và thánh nhân cung hiếm trọn đời phụng sự chân lý.
Họ nới rộng bản đồ thế giới, khám phá những tân lục địa, nghiên cứu vẫn chuyển của thế giới cực đại trên đầu ta, khảo tầm sinh hoạt của thế giới cực tiểu là thế giới siêu vi, phát minh những luật chi phối các vật thể, những luật của lý luận, của ý chí của tình cảm hay của các cộng đồng từ gia đình, đến quốc gia, quốc tế.

3. Sách báo tàng trữ chân lý

Tất cả những nỗ lực của họ lập thành kho tàng văn hoá, hiểu theo nghĩa hoàn bị của nhân loại. Họ là những phần tử tinh hoa của xã hội, truyền tay nhau ngọn đuốc thiêng soi đường dẫn lối cho nhân loại tiến hoá. Họ không hẹn nhau mà gặp nhau ở cùng điểm và làm cho nhân loại văn minh. Cả con đường thiên lý mà họ trải qua để khám phá chân lý được ghi chép lại trong sách báo.
Sách báo là lợi khí gần như số một về phương diện giúp con người rút ngắn thời gian trên đường tìm sự thật. Bạn đọc và học một quyển triết lý, toán, lý, hoá hay sinh vật, học chỉ một vài tháng, học ít năm là bạn sống gồm trọn bao nhiêu cuộc đời vĩ nhân trải qua để xây dựng nội dung các sách ấy.
Nếu không có sách báo thì ta phải nhờ ai đó dùng trí nhớ dạy cho ta điều cần thiết. Mà dù người cường qúi như Sénèque cũng không làm sao giúp ta thông suốt các môn học nhất là ở thời này cái học đã trở thành mênh mang như trời biển.
Còn nói ta tự tìm hiểu lấy là nói điều gần như phi lý vì đời ta đâu đủ thời giờ, sức lực, phương tiện để khám phá ta cái kho kiến thức mà trùng trùng điệp điệp vĩ nhân đã chết hết lớp này sang lớp khác để lại cho nhân loại.
Quả thật đọc sách báo là điều kiện tất yếu để thụ hưởng di sản kiến thức của tiền bối. Désiré Roustan nói chí lý: “Để tự khai hoá suốt đời, phương thế tôi cần, hữu hiệu nhất và nhanh chóng nhất nếu ta muốn dùng đó là đọc”.

4. Chân nghĩa của đọc

Nếu bạn nói thú đọc sách là thú quý hơn cả kho tàng của vua Salomon mà không ai cướp đoạt được thì tôi đồng ý nhưng không thỏa mãn bằng khi bạn nói đọc ngoài mục đích tìm lạc thú tinh thần, còn mục đích chính là phát triển tinh thần. Đọc hiểu như vậy đồng nghĩa với tự học.
Trong nhiều tác phẩm trước, tôi có nói qua về vấn đề này. Ở đây chỉ xin nhấn mạnh điểm tự học bằng sách báo bổ khuyết vốn học nhà trường và đáp ứng nhu cầu muôn mặt của ta trong cuộc sống phức tạp. Hình như phải nói tuyệt đối không ai có vốn kiến thức vững chắc mà không nhờ tự học và không ai tự học mà không nhờ đọc sách
báo. Thông minh như Khổng Tử mà còn thú nhận: “Thường tôi cả ngày đêm không ăn ngủ để suy nghĩ, vô ích, không bằng học: Ngô thường chung nhật bất thực, chung dạ bất tẩm dĩ tư, vô ích, bất như học dã”. Tiếng học của Khổng Tử đây có nghĩa là đọc cái di sản của cổ nhân tuy hình hài đã tan ra mà vẫn bất diệt trong sách báo, vẫn sáng suốt, lễ độ bàn chuyện với ta qua chữ nghĩa.
Nếu nhận con người sinh ra bất toàn, ai cũng phải nỗ lực vươn mình lên chân, thiện, mỹ để tạo hạnh phúc gồm hiện phúc ở đời này và siêu phúc ở cõi lai sinh thì đọc sách là tối cần cho tự học để đoạt mục tiêu ấy. Đọc không thể coi là một xa xỉ phẩm, một lối chơi vì bản tính của nó chứa đựng số mệnh cao cả là giúp con người khai trí. Vào một thư viện là mượn công sưu tầm của tiền nhân để chính ta, ta tìm ra những hay đẹp mới để góp phần phụng sự xã hội của mình. Mỗi cuốn sách, xét theo sứ mệnh ấy, phải chứa một phần tối thiểu đóng vai trò hướng đạo tâm trí ta. Có thể nói, ta một ngày một hơn nhờ sách báo và trình độ nên người của ta dựa vào trình độ thăng tiến của tinh thần mà sách báo là phương tiện hữu hiệu nhất. Nói đến vấn đề này, ta không sao quên được vai trò của ngòi bút. Khỏi cần ca tụng công cán của những người hiểu biết lành mạnh. Hãy lưu ý sự phá hoại và sự tự hạ của những nhà văn, nhà thơ mang tội đầu độc người đọc vì học non mà háo danh viết bậy vì cần kiếm cơm, vì mê tín những tà giáo, triết lý, vì tư lợi nào đó mà làm bồi bút, hay vì cốt khí dâm loạn tục tằn, mà thích lên mặt hướng đạo dư luận nên đẻ ra những đứa con tinh thần tập trung của tục tĩu, sai lầm và bóc lột từ tinh thần đến vật chất của độc giả.[/accordion]

[accordion title="Chương 2"]

CHƯƠNG II

ĐỌC SÁCH BÁO LÀ CẢ MỘT NGHỆ THUẬT

ĐẠI YẾU

1. Nhiều người không đọc

2. Một báo nguy cho dân tộc

3. Nhiều người đọc thiếu phương pháp

4. Mà đọc là cả một nghệ thuật.

1. Nhiều người không đọc

Những người dốt chữ hay có trình độ học vấn thấp mà không đọc sách báo, ta miễn bàn. Hãy xét những người được gọi là trí thức mà khinh rẻ việc đọc. Xung quanh bạn, biết bao nhiêu người sau khi lìa bỏ học đường liền trả sách lại cho thầy, đáng lẽ họ phải quan niệm ngày đỗ dạt, ngày ra trường là ngày mới bắt dầu trau dồi tâm trí cho vững chắc thì họ coi ngày ấy là ngày phải quăng sách vào tủ, có kiến thức bấy nhiêu thì dùng bấy nhiêu. Đã hơn một lần chúng tôi nói nhiều người thi đỗ cao sau năm, mười năm vì không tự học thêm, không còn xứng đáng với bằng cấp của mình nữa. Bằng ấy chỉ còn là cái nhãn hiệu để họ hãnh diện một cách mù quáng và để bịp đời. Bạn hãy tưởng tượng một bác sĩ ra trường năm 1930 lo hành nghề, làm ăn không cần đọc thêm hay coi lại sách báo nào về y khoa cả, đến năm 1960 vốn kiến thức về môn này của ông thế nào? Hồi ông ra trường đâu phải ông thông kim quán cổ về nghề của Hoa Đà rồi trong khoảng 30 năm, y khoa tiến thế nào, hiểu biết của ông đã chẳng theo kịp mức tiến của y khoa mà ngày càng tiêu trầm và lãng quên. Biết bao hạng trí thức khác đã đi con đường nguy hiểm của bác sĩ ấy.

Không đọc, người ta đổ thừa đủ thứ. Nào mắc lo làm ăn, ngày tối chôn đầu óc trong công sở, tư sở, về nhà mắc nghe radio, dẫn vợ con đi xem phim hay cùng bạn bè la cà ở phòng trà. Trước hết, ta hãy thẳng thắn, người không muốn đọc thì có đủ lý đo để không đọc. Khi chẳng bận công việc nào cả thì họ nghỉ hay tán dóc và như vậy theo họ cũng là lý do để không đọc.

Một số người không quen đọc, mỗi lần cầm sách lên như cầm chì: Mắt lim dim, sách rơi hồi nào không biết. Những người ấy đọc cũng không lĩnh hội bao nhiêu có thể coi là người không đọc.

Không ít người đòi viết sách viết bằng ngoại ngữ mới đọc. Còn sách viết bằng tiếng mẹ đẻ, họ cho là non nớt, không đáng đọc.

Nhiều người tối kỵ sách khảo cứu, chỉ đọc truyện ngắn, truyện dài. Một số độc giả thích toàn truyện kiếm hiệp hay truyện trữ tình khiêu dâm.

Biết bao người cả đời coi việc đọc không ăn thua gì đến đời mình. Người ta phải ngạc nhiên khi thấy trong hàng ngũ lãnh đạo, cán bộ của nhiều ngành từ chính trị, quân sự đến văn hóa, giáo dục có kẻ không hề nghĩ đến việc đọc. Họ cũng cứ thuyết thao thao, cứ hoạt động ầm ĩ nhưng nếu không đọc để tự học thêm, làm sao đầu óc họ sâu sắc, làm sao họ có được những ý mới, những sáng kiến để đắc lực.

Người ta càng ngạc nhiên hơn nữa khi thấy trong giới nhà giáo từ giáo viên tiểu học đến giáo sư đại học có nhiều vị quanh năm không đọc cuốn sách nào cho ra hồn. Không biết họ có tự cho mình là kho kiến thức vô tận hay không mà chỉ biết chi chứ bất cần thu. Nhiều nhà giáo càng dạy học lâu năm càng dốt những môn mà họ không dạy.

Còn bạn nghĩ sao về những người đọc mà không cần coi tên tác giải, không cần nhớ đúng tên sách. Dĩ nhiên tên nhà xuất bản họ càng không biết đến.

2. Một báo nguy cho dân tộc

Đó là giới tuổi xuân quá ít người ham đọc. Georges Le Comte, một hàn lâm học sĩ Pháp nói: “Trên ghế nhà trường đã mất thú đọc sách. Những bản văn cổ điển ngày càng nhường chỗ cho hình ảnh”. Phải!

Ngày nay hình ảnh bắt hồn tuổi trẻ: Hình ảnh trong sách, trên báo, trên quảng cáo và nhất là trên màn bạc.

Ngoài hình ảnh, còn những thể thao, tắm biển, ban phami, radiô, ti vi, du lịch làm tuổi trẻ đặt quá nhẹ vấn đề đọc.

Tràn lan trên các kế sách từ đô thị đến thôn quê những sách báo rẻ tiền, chuyên ve vuốt thị hiếu hạ đắng của con người.

Người ta đem chuyện riêng tư của trai gái, chuyện riêng tư của vợ chồng ra lồng khuôn trong văn thơ mơ mộng, khiêu dâm để kích thích tình dục mới khơi nguồn của tuổi xuân.

Cũng nên công bình nhận rằng một số tuổi xuân “ham” đọc sách đứng đắn nhưng vì chương trình học ngày càng phức tạp, càng chồng đống nặng nề dồn gối trí nhớ hơn là luyện trí hiểu và óc phán đoán.

Còn các học sinh, sinh viên chuẩn bị thi thì bài vở chất thành đống mong gì họ nghĩ đến đọc. Tai nạn là ở nhiều nước hiện nay, dưới nhiều chế độ giáo dục, người ta không dành thời giờ cho học sinh, sinh viên đọc sách. Nhà giáo dục không khuyến khích đọc. Thấy xung quanh quá ít gương ham đọc… làm sao tuổi xuân ham thích đọc được.

3. Đọc thiếu phương pháp

Năm 1937, năm thư viện ở làng xã thuộc Ba Lê tại Pháp cho biết có một triệu năm trăm năm mươi hai ngàn tám mươi quyển sách được mượn.

Người ta nói, ở Mỹ, một người tri thức bậc trung có trong nhà tối thiểu năm trăm cuốn sách.

Nước Nhật giống nhiều nước văn minh Tây Phương, là thư viện mọc lên như nấm không làng mạc nào không có thư viện. Nhiều nhân viên thư viện công tổ chức thành đoàn đi kiếm độc giả. Họ mời các em ngao du đầu đường xó chợ đến các thư viện đọc sách, coi hình hay nghe đọc. Có những chuyên viên đọc sách mướn. Nghĩa là bạn không có sách hay, ít thời giờ mà muốn thưởng thức những áng văn bất hủ của cổ nhân thì~bạn hãy đến các chuyên viên ấy trả một số tiền rất rẻ rồi nghe học đọc với tất cả một nghệ thuật tuyệt vời hấp dẫn.

Ta không thể nói ít người đọc, mà vấn đề là họ đọc cái gì và đọc cách nào.

Désiré Roustan nói, không phải đọc cái gì cũng hữu ích và cũng không phải ai đọc đều cũng có hiểu hết tác phẩm mình vừa đọc. Biết bao nhiêu người mê đọc như người ta mê tình nhân mà những sách họ đọc là những tin giật gân, những chuyện tình rẻ tiền, những chuyện kiếm hiệp bã mía. Cách họ đọc cũng nguy hiểm. Người thì nuốt ngấu nghiến lấy lượng, kẻ khác đọc tỷ mỷ như bòn vàng những sách báo chỉ cần đọc đại khái thôi. Phần đông họ tưởng mình đọc nhiều, đọc cực mà kết quả như không đọc gì hết.

Tôi không dám xin bạn coi việc đọc quá khó khăn để đổi một đầu óc siêu quần bạt chúng như Goethe mà bảo đã bỏ ra tám chục năm chưa gọi là biết. Nhưng thiết nghĩ đọc sách mà không có phương pháp nếu không phương hại cũng chẳng thu lợi lộc bao nhiêu. Bất cứ việc nào, nếu muốn đắc lực nghĩa là bỏ công tối thiểu mà được lợi tối đa, phải tổ chức cho có khoa học. Việc đọc cũng vậy: Nó có những nguyên tắc riêng của nó. Chẳng hạn như nó buộc ta biết lựa cái gì bổ dưỡng tình thần để đọc, ta có những bí quyết để ghi nhớ tinh hoa của điều mình cố ý học vì đọc tự bản chất có nghĩa là tự học.

4. Đọc là cả một nghệ thuật

Điều cần thiết cho người bạn trẻ sau khi ra trường là không phải chỉ biết các nguyên tắc để đọc mà còn phải biết áp dụng những nguyên tắc ấy thành thói quen. Cái mà Emile Fagnet gọi là “nghệ thuật đọc”. Nắm được nghệ thuật đọc là nắm được miếng nghề trong câu này của Bacon: “Có loại sách chỉ nếm qua, có thứ sách chỉ nên nuốt vào, có một số phải nghiền ngẫm, có những sách chỉ nên đọc từng đoạn, có những sách đọc sơ cho biết và vài cuốn đọc hết, đọc cần mẫn tận tâm và suy nghiệm”.

Khi đọc mà biết phân biệt vàng thau rồi khi được vàng mà biết đeo vàng đó là nghệ thuật đọc để thăng tiến bằng tự học. Thiếu gí người hồi ra trường đâu có mảnh bằng nào cao vậy mà sau năm bảy năm tự học theo lối đọc sách báo có phương pháp trở thành học giả uyên thâm, không mấy kẻ đỗ cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ theo kịp. Cũng thiếu gì cô tú, cậu cử, ông tiến, bà thạc quá ỷ vào mảnh bằng, bất cần đọc để mở mang kiến thức sau nhiều năm lam lũ làm ăn chỉ còn là cái hình nộm trí thức, chứ thực giá thì không vì ngay vốn học ở nhà trường của họ cũng dã hao mòn quá nhiều và họ có học thêm gì nữa đâu trừ một mớ kinh nghiệm nào đó.[/accordion]

[accordion title="Chương 3"]

CHƯƠNG III

Ý THỨC ẢNH HƯỞNG CỦA SÁCH BÁO

ĐẠI YẾU
1. Việc đọc ở thời này
2. Tầm ảnh hưởng của sách báo
3. Tuổi trẻ khó biết sách báo nào đầu độc.
4. Vai trò của nhà giáo dục

1. Việc đọc ở thời này

Không cần nói tình trạng khang hiếm sách báo vì trình độ văn hóa thấp kém của những dân tộc chậm tiến hay văn minh mà sa đọa trong vật chất. Cũng không cần bàn trường hợp những người tự nhiên không ham đọc sách báo kể cả những người có nhiều bằng cấp cao nữa. Chỉ nói những người được gây ý thức cần đọc và ham đọc. Chính những người ấy cũng khó giữ được nguyên vẹn nhiệt tình của mình đối với việc đọc. Nhiều nhà sách, sạp báo khủng hoảng trầm trọng: Sách đứng đắn, tạp chí nghiêm trang ít được tiêu thụ, nhất là trong giới trẻ. Biện pháp Georges Duhamel có hồi làm một chiến sĩ tiền phong, hô hào cổ động cho phong trào đọc sách mà hiệu quả không khả quan gì lắm. Ở thời này có nhiều nguyên nhân dễ khiến người ta đặt nhẹ vấn đề đọc sách báo có giá trị về nội dung. Trong các nguyên nhân chính nên kể các phong trào thể thao, những kịch trường cổ tân, những cuộc du ngoạn, các cuộc đấu quyền, đấu cầu quốc tế. Đó là chưa kể radio và phim ảnh nhất là phim ảnh thường trực, đó là một trong nhiều nguyên nhân làm cho các em trốn học. Vì áp lực của các món giải trí đó việc đọc bị coi quá nhẹ.
Trong khi những sách báo xây dưng bán ế ẩm thì các loại sách báo lá cải lại được nhiều thanh thiếu niên nuốt như tầm ăn dâu.
Cũng phải để ý vấn đề chương trình học ở trường ngày càng quá phức tạp, mỗi giáo sư đều cho môn mình dạy là quan trọng, học sinh, sinh viên bị đè bẹp bởi đủ thứ môn học, ai siêng năn thì học bài để thi, phần đông cảm thấy không dư giờ để đọc sách bồi bổ tinh thần.
Nhiều phụ huynh cũng như nhà giáo không nhận thức đúng mức lợi ích việc đọc để khuyến khích con em và người thụ giáo. Thành ra trong nhiều giới, người ta rất ít đọc, hay giá có đọc cũng đọc thứ sách báo tạp nham, nếu không đầu độc óc não thì cũng là mất thì giời.

2. Tầm ảnh hưởng của sách báo

Sách báo ảnh hưởng tới người đọc theo rất nhiều cách. Chẳng những nó tùy tâm tính, trình độ học thức. hoàn cảnh sống của người đọc mà còn tùy lứa tuổi tùy giai cấp xã hội của họ nữa. Một cuốn sách hay cho một học giả có thể không đem lại lợi ích bao nhiêu cho một học sinh.
Một tác phẩm (ở thành thị ai cũng biết) cho người thôn quê bị coi là vật xa lạ là chuyền thường. Nhà giáo dục phải biết đúng tầm ảnh hưởng của sách báo đối với tuổi trẻ.
Nếu trong cuốn Responsabihtés httérairse littérairse d’hier et de demain, Jean Bompard gọi người cầm bút là “Những kỹ sư tâm hồn” thì bạn không dè dặt mà gọi sách báo là “những tác phẩm của tinh thần”, chúng ta đặt điều kiện phát triển về tâm tính, đạo đức và trí thức cho tuổi xuân.
Nếu ở trường tuổi xuân ngoan ngoãn tiếp nhận huấn từ của nhà giá như tờ giấy mới dưới tay hoạ sĩ thế nào thì đầu óc chúng cũng dễ bị sách báo ảnh hưởng thế ấy. Ai còn lạ gì nhiều thiếu nữ ngày đêm mơ mộng trao thân gởi phận cho những ông chồng lý tưởng mà họ đọc trong những tiểu thuyết trữ tình. Thiếu gì cậu trai đòi làm anh hùng, làm nhà phiêu lưu hay làm những tay chọc trời khuấy nước sau khi đọc những Don Quichotte, Bàn Tay Máu…
Có nhiều cha mẹ, nhà giáo lầm tưởng rằng tuổi trẻ chỉ ngả nặng về ăn uống, ngủ, nghỉ, vui chơi mà ít ham đọc. Không. Nhiều trẻ thích đọc lắm, nhất là đọc truyện vui, chuyện ma, chuyện kiếm hiệp, chuyện tình. F. de Witt. Guizot nói chí lý: “Có những người cha run khi con họ lên cơn sốt mà họ lại không biết chúng học những gì, đọc thấy những gì”. Quả thật họ có thể biết ảnh hưởng của câu chuyện của người này kẻ nọ ở con họ, mà họ bất cần ảnh hưởng của sách báo tới chúng. Mà đọc là gì nếu không phải là nói chuyện với một người mà nói trong thinh lặng, có khi rất thân mật hơn đàm thoại mặt đối mặt. Cha mẹ nào dám để những tên lưu manh róc vào tận đáy lòng con mình những độc dược không?
Có lần đến gần bàn viết của một học sinh đệ tứ tôi thấy cuốn “Bảy đêm khoái lạc/ và cuốn Bonjour Tristesse”. Tôi không tin tuổi trẻ nào cũng có chủ tâm kiếm sách trữ tình đọc. Mà tôi ngờ rằng có phần đông thanh niên nam nữ chọn sách đọc cách tình cờ. Họ thấy nhan đề sách lạ lạ thì mua, hay mượn đọc. Nhiều người cả đời phải trả một giá rất đắt về việc đọc sách ngẫu nhiên lúc còn dưới hiên gia đình hay trên ghế học đường. Hen ri Pradel nói: “Ôi! Ngẫu nhiên! Nó thường làm hư hỏng nhiều việc”, Bà Eva cũng ngẫu nhiên được mời ăn trái cấm và ai cũng biết hậu quả. Cũng có nhiều cha mẹ khá cẩn thận để ý đến nhan đề sách con cái đọc. Mà như vậy đâu đủ để phòng độc cho chúng. Ngay những tác giả đứng đắn nhất còn có khi viết nhiều trang mà chỉ người vững tinh thần lắm đọc mới khỏi tai nạn. Cha mẹ phải ý thức đúng mức ảnh hưởng của sách báo để giúp con cái chọn lựa vàng thau trong số văn thi phẩm hỗn độn…

3. Tuổi trẻ khó biết sách báo mà đọc

Một em bé được mẹ dẫn ra bãi biển tắm. Em bé chưa biết sức đập vào bờ của sóng biển.
Thấy sóng ở ngoài khơi xô vào bờ, em cãi mẹ chạy ra hứng, đến chừng bị sóng đập vào đầu, vào mặt mới rõ rằng sóng đập mạnh làm mình ngã té. Nhiều thanh thiếu niên, mà coi chừng một số người lớn cũng vậy, khi đọc sách báo giống như em bé giỡn sóng trên. Họ chưa đủ khả năng lựa đọc mà đã tự mình chọn đọc. Bạn thấy tội nghiệp không những sinh viên chưa đi sâu vào lâu đài triết học Hy Lạp, triết học Đông phương nhất là triết học
Thánh Tôma mà mới nghe giới thiệu sơ sơ triết học hiện sinh rồi mê man đọc Sartre, Camus, Merleau Ponty. Những tác giả này, người có bộ óc rèn luyện về viết già giặn lắm đọc mới khỏi bị nhiễm độc. Còn bạn nghĩ sao về những nữ sinh đệ lục, đệ thất đọc cuốn Làm Đĩ, Giông TỐ của Vũ Trọng Phụng, các cuốn Yêu, Ghen. Loạn của Chu Tử. Gouzagne Trun nói: “Những ý tưởng còn lại”. Nếu lời của hai ngòi bút này là đúng thì làm sao các ý tưởng sai lầm, dâm dục không sống động ít nhiều trong đầu óc non nớt tuổi trẻ khi chúng quết những dâm thư, tà thuyết. Thật là quý hơn vàng ngọc tư tưởng này của Gi Basset d’auriac: nhìn thấy một vài diều xấu ít nguy hiểm hơn là đọc một tác phẩm tài hoa mà đùng hình thức du dương kiều diễm che giấu độc dược”.
Nhiều người không tin có những sách đầu độc. Đây ta hãy nghe một trong những tác giả đã từng đầu độc tự thú: “Tôi không nhìn tác phẩm nào của tôi mà không rên xiết”, “Thay vì giáo huấn, tôi làm hư hỏng, thay vì nuôi dưỡng, tôi đầu độc”. Khi đời xế bóng, có lúc Anatone France hối hận nói: “Tôi đã trải qua cuộc đời để đặt cốt mìn trên giấy”. Bạn có nghe ớn lạnh trong xương sống không? Đọc thường không là hành vi vô tư: Nó hoặc tác lợi hoặc tác hại. Mà ai non nớt tinh thần, không được chuẩn bị đọc dễ bị hại. Không phải vô lý khi Paul Bourger nói: “Những thư viện là những chiến trường. nếu khinh thường người ta sẽ bị tử trận”. Nếu người ta tin rằng nhờ câu: “Ai ham lời lãi lớn và thế gian mà mất linh hồn thì nào được lợi ích gì làm cho một Francois Xavier trở thành đại Thánh thì người ta đâu ngại ngùng gì khi nói một cuốn sách có thể thay đổi một đời người và một tác phẩm xấu có thể làm hư hỏng một kiếp người.
Vả lại tính con người tự nhiên dễ hướng về điều xấu nên sách xấu không khó nhiễm tâm địa tuổi xuân. Tiếc một điều là tuổi xuân ít ý thức hiểm họa của sách báo xấu nên như cá cắn câu, họ nhiễm độc mà không hay.

4. Vai trò của nhà giáo dục

Vốn đã biết, như Đức Piô XI nói: “Báo chí nuôi dưỡng hoặc đầu độc” và sách cũng vậy thì tại sao nhà giáo đục, hiểu là cha mẹ, thầy giáo không quan tâm giúp kẻ thụ giáo lựa chọn điều để đọc. Cái nguy to của tuổi trẻ non kinh nghiệm là tưởng mình già kinh nghiệm, tự cho mình quyền lựa chọn điều mình đọc nên họ thường tự gieo mình vào nguy hiểm. Trong tạp chí “Le Patronnage” có thuật lại chuyện người mẹ bật hộp quẹt rọi thùng dầu xăng xem có dầu không và… thùng đầy dầu… Người mẹ rờ một dây điện to coi có điện không và có điện.
Nhiều thanh niên nam nữ đọc thử một cuốn sách coi sách có xấu không và… sách chứa độc dược. Nếu trong bài thơ “Regard danh une mausarde” Victor Hu go nói: “Một cái nhìn đủ làm ô uế cả một cuộc đời” thì sao nhiều nhà giáo dục không tin chỉ một cuốn sách xấu hay chỉ một tờ báo tồi bại cũng xô được một lương tâm xuân trẻ xuống bùn nhơ. Một ngạn ngữ Ả Rập nói: “Không có tên ăn trộm nào bỉ ổi bằng một cuốn sách xấu”. Nhiều nhà văn, nhà báo lợi dụng thiên chức của mình cùng lòng tin tưởng của độc giả
để dẫn họ vào chỗ chết. Hiện giờ có biết bao nhiêu người, nhất là ở thôn quê, tuy ít đọc sách mà tin báo chí như người ta tin kinh thánh. Khi loan tin, đất nước ra sao không biết mà báo loan tin méo, họ tin méo, loan tin tròn, họ tin tròn.
Tội nghiệp nhất là nhiều cha mẹ ít học, lo lam lũ làm ăn nuôi con ăn đi học mà thay vì chăm việc sách đèn chúng chuyên quết những sách báo kiếm hiệp. khiêu dâm, cha mẹ không hay biết, tưởng chúng hiếu học.
Còn nói chi những cha mẹ tự ý để con cái tha hồ đọc gì thì đọc. Những cha mẹ ấy đừng quên lời này của Thánh Basile: “Mở một cuốn sách là giao cho kẻ khác bánh lái của tâm hồn mình”, nuôi dưỡng con cái chu đáo mà ích lợi gì nếu cha mẹ để tâm hồn chúng làm mồi ngon cho những ngòi bút đầu độc.

[/accordion]

[accordion title="Chương 4"]

CHƯƠNG IV

TẠI SAO ỦNG HỘ SÁCH BÁO

ĐẠI YẾU
1. Mọi người vẫn cần đọc.
2. Sách báo trang trí tinh thần.
3. Sách báo là lò luyện óc sáng tác.
4. Nhờ đọc đời sống tâm đức đi lên.
5. Sách báo là bạn giải sầu

1. Mọi người vẫn cần đọc

Mặc dầu biết xưa nay có một số sách xấu xô đẩy nhiều lương tâm vào hố khốn nạn nhưng
ai cũng phải nhân con người cần đọc như cần ăn.
Trong một lớp học, học sinh hay sinh viên nào ngoài việc học các sách giáo khoa, kiếm đọc sách báo, có liên quan môn mình học, đọc đúng phương pháp, chắc có vốn kiến thức vững hơn các bạn đồng đăng của mình.
Sách báo, cứ chung mà nói, là nơi tập trung những sáng kiến, những tư tưởng được suy
nghĩ, những tình cảm được tinh luyện, những kinh nghiệm trong đời tư và đời sống xã hội.
Nếu sách đóng vai trò trang sức đời sống tinh thần của một cá nhân thì cho nhiều dân tộc,
nó cũng đóng vai trò ảnh hưởng thế hệ này qua thế hệ kia. Có khi nào bạn tưởng tượng sức ảnh hưởng của các cuốn Tứ Thư, Ngũ Kinh bên Trung Quốc và nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á không? Trong khi cuốn Pháp Hoa Kinh của Phật giáo ảnh hưởng trên triệu dân Á Đông thì bộ Thánh kinh ảnh hưởng trên tỷ tỷ dân âu Mỹ lẫn Á Phi. Nếu bộ Vệ Đà và luật Manou là mẫu mực tinh thần của nhiều người dân Ấn thì các bộ Eves của Ba Tư, Coran của Hồi Quốc, Poimandres và Hermes của Ai Cập được đa số người dân các xứ
ấy coi là khuôn vàng thước ngọc. Có thể nói các sách ấy điều khiển, củng cố bao nhiều nền văn minh và ấn định nếp sống muôn mặt cho hết thế hệ này sang thế hệ khác.
Còn nói chi sách là khí cụ truyền bá văn hóa, báo chí là phương tiện thông tin, là khí giới
đấu tranh cho chân lý.
Vậy ta thấy sự đọc chẳng những coi là tối cần mà còn phải được yêu thích, cổ động thực hiện có phương pháp.

2. Sách báo trang trí tinh thần

Con người cần kiến thức để tư tưởng, phán đoán và tiếp chuyện. Thu thập kiến thức chỉ bằng quan sát, kinh nghiệm cá nhân không đủ, có khi không hoàn bị, và sai lầm nữa. Ta phải nhờ những quan sát, thí nghiệm, khám phá của kẻ khác để phong phú hóa kiến thức của ta. Vì nhìn nhận vai trò trang trí tinh thần của sách mà Pascal nói là: “bình chứa kiến thức hữu ích”.
Ai đã đọc nhiều mà không nhận rằng nhờ sách, mình lần lần đào tạo óc phán đoán đúng đắn. Trước các mầu nhiệm về con người, về xã hội, về vũ trụ, cá nhân dễ có những phán đoán chủ quan. Các phán đoán ấy bị lệch lạc. Nhờ sách, nghĩa là nhờ phán đoán của kẻ khác, ta kiểm điểm lại các nhận dính của ta dể nắm vững chân lý. Bạn có thể nói học đọc là học tư tưởng. Emile Fagnet cũng đồng ý với bạn trong câu: “Nghệ thuật đọc chính là nghệ thuật tư tưởng được hỗ trợ chút ít”. Biết bao nhiêu người có khả năng tinh thần phong phú mà vì kém đọc sách báo đành suy luận, xét đoán ở mức tầm thường. Cũng không ít người mà đời sống tinh thần bị bó buộc lè tè trong cái ăn, cái mặc hàng ngày, không thể có những sáng kiến độc đáo chỉ tại không chịu đọc.

3. Sách báo là lò luyện óc sáng tạo

Chỉ có những người non nớt mà ngông nghênh mới đồng ý với Maurice Dekibra: “Tôi không bao giờ đọc các nhà văn đồng thời”. Ta chẳng những phải đọc các nhà văn đồng thời mà còn phải đọc bao nhiêu văn sĩ thời xưa. Tại sao vậy? Vẫn biết ngày nay các khoa học nghệ thuật phát triển đến mức độ khả quan: Nhiều kiến thức của nguyên tử, người cổ sơ không biết. Vẫn biết vậy nhưng đừng quên không biết bao nhiêu điều ta biết hiện nay, cổ nhân cũng đã biết. Đó là chưa nói ai trong chúng ta cũng phải bỏ một phần đời mình để học những kiến thức của người xưa truyền lại. Qua các năm Tiểu, Trung, Đại học là ta làm gì nếu không phải làm công việc đó. Thực là vàng ngọc thay lời này trong kinh thánh: “không có gì lạ dưới bóng mặt trời”.
Trong cộng đồng nhân loại, người ta thay phiên dạy không cho nhau. Những văn sĩ nhất là nhưng văn thi sĩ khó bề có một óc sáng tác vững chãi nếu không chịu khó đọc người xưa. Ai có một chút kinh nghiệm về nghề cầm bút đều nhận rằng nhiều lúc nhờ đọc văn kẻ khác mà tìm được những ý tân kỳ những lối diễn tả độc đáo. Người không kinh nghiệm việc trước tác tưởng rằng đọc tác phẩm của ai thì chỉ thu thập tư tưởng kẻ ấy. Họ có dè đâu óc sáng tác có xu hướng làm việc dựa vào căn bản kiến thức được thu thập. ĐÓ là chưa nói nhờ đọc nhiều, ta thấy cách những thiên tài sáng tác ra sao để ta thực hiện óc sáng tạo khi làm văn nghệ. La Fontaine sau khi đọc Esope, Nguyễn Du sau khi đọc Thanh Tâm Tài Nhân đâu phải chép lại của người xưa như chụp ảnh là thơ ngụ ngôn, lúc viết truyện Kiều mà đã tỏ rõ sự sáng tạo phi thường.

4. Nhờ đọc đời sống tâm đức đi lên

Một trong mục đích của Công giáo hộ nhắm khi bắt linh mục mỗi ngày đọc kính nhật nguyệt (Bréviaire) là giúp các vị ấy thẳng tiến và tâm đức nhờ những điều học đọc. Không phải quá đáng khi không người thời nay nào đọc qua bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo mà không thấy lòng yêu Tổ quốc dậy lên. Vì tác động hướng thượng trong sách mà Lamartine trong bài “La Chute dun Ange” nói nó “làm cho linh hồn khả tử thành bất tử ở dương gian này”.

5. Sách báo là bạn giải sầu

Làm sao bạn khỏi những phút không có việc gì làm, nói đúng hơn không muốn làm việc gì, những phút lòng trống rỗng, thân thể uể oải, nghe nặng như chì. Mấy lúc ấy bạn bị tấn công ác liệt bởi buồn chán và rỗi rãi, hai địch thủ mà bà De Sévigné gọi là “hai con thú vật ghê tởm”. Kinh nghiệm cho biết muốn phản công lại hai đối thủ ấy không gì đặc lực bằng đọc. Trong khi đọc người ta giải thoát hồn khỏi những trói buộc, những giận ghét của buồn chán. Trải qua đời trí thức ai cũng có những lúc nếu không đọc chẳng biết làm sao chịu nổi cảnh trống việc, nói dài dài, đều đều, làm ta xuống chí gần như mất lý tưởng. [/accordion]

[accordion title="Chương 5"]

CHƯƠNG V

NHƯNG PHẢI ĐỀ PHÒNG BỊ NHIỄM ĐỘC

ĐẠI YẾU
1. Mê sách xấu cũng là một thứ ác dục
2. Phải can đảm mới đọc được sách báo đứng đắn
3. Đề phòng tuổi trẻ khỏi nhiễm độc không Phải dễ

1. Mê sách xấu cũng là một thứ ác dục

Người ít đọc sách, nói mê sách hay mê sách xấu có thể họ cho là lạ. Nhưng ai đã từng lưu tâm đến giáo dục lớp trẻ đều nhận thấy sự kiện đau lòng này mà có nhiều người, nhất là trong giới thanh niên nam nữ, ghiền sách xấu như con bệnh nha phiến ghiền khói tiên nâu. Họ nuốt những tiểu thuyết mà trong đó phải có nước mắt lênh láng vì trái tim tan vỡ, những trường hợp chàng nàng gặp gỡ éo le, duyên đôi trắc trở, chia tay bất ngờ. Nếu không có cuộc so kiếm đấu chưởng, thăng thiên độn thổ mà kè kè người yêu theo hoặc chẳng ngại bỏ thây vào hang cọp cứu người quạt ước trăng thề thì phải có những trang mô tả các mối tình thác loạn kiểu của một đào kép xi nê hay cải lương. Họ đọc say mê, quên ăn, quên ngủ, dĩ nhiên là thường quên học. Gần nhà tôi có một tiệm cho mướn sách.
Tôi thấy dập dùi những cô cậu vào mượn trả tiểu thuyết tình và kiếm hiệp.

2. Phải can đảm mới đọc được sách báo đứng đắn

Nói sách báo đứng đắn, ban đầu hiểu chỉ là sách báo dạy luân lý. Nếu hiểu theo một nghĩa rộng thì sách báo đứng đắn là những văn thi phẩm xây dựng con người về mọi phương diện. Các loại ấy dĩ nhiên là hữu ích, đáng được ham đọc nhưng kinh nghiệm đời sống tinh thần cho ta biết chúng thường không hấp dẫn đối với một số đông độc giả. Không nói chi thứ sách báo viết non nghệ thuật, hình thức vụng về, ru ngủ, văn thi phẩm tầm thường như vậy không ai đọc cũng đáng số. Tôi muốn nói thứ sách báo viết đẹp còn nội thì sâu sắc, thứ ấy muốn đọc người phải có một cố gắng tối thiểu. Trừ một thiểu số, ai cầm lên tay cuốn sách đứng đắn, đọc một lúc rồi cũng bắt mệt. NÓ buộc suy nghĩ, nó đòi nỗ lực theo dõi cách suy luận của tác giả, tìm nắm liên hệ các ý, hiểu từng đoạn văn, hiểu toàn văn mạch. Gặp tiếng khó phải tra tự điển. Có khi phải lấy nốt, ghi chép danh ngôn, thành ngữ nữa. Không biết riêng bạn thì sao, chớ tôi thấy trong giới bè bạn của tôi, thật khó kiếm người mê đọc sách đứng đắn. Có lẽ giới ấy chật hẹp, tôi không dám vì nó mà phóng đại. Song điều này chắc chắn làm bạn để ý. Là ở Việt Nam sách khảo cứu, viết hay, in đẹp ấn hành 3.000 cuốn, trung bình bán gần bốn năm mới hết. Đó là sách bán chạy đấy. Chớ có thứ in bán gần mười năm còn cả đống, nhà xuất bản in một lần hoảng hồn đến vã mồ hôi, về sau nói đến sách ấy chỉ thớ dài: Bạn thử tưởng tượng dân mình chừng ấy triệu mà sách in 3.000 cuốn bán mấy năm trời mới hết thì đoán được con số độc giả cùng lòng ham đọc của họ.

3. Đề phòng tuổi trẻ khỏi nhiễm độc không phải dễ

Cho người đứng tuổi, giàu kinh nghiệm, việc ý thức sách nào xấu mà đề phòng chúng là
việc tương đối dễ. Chớ còn tuổi trẻ thì vô cùng khó khăn. óc phán đoán của họ chưa già giặn nên khó phân biệt vàng thau trong cái rừng sách hiện nay. Vả lại, cái gì có vẻ ve vuốt thanh niên, bìa sách báo khiêu dâm. nội dung kích thích thị hiếu hạ đấng thì họ dễ say mê. Tâm hồn thanh xuân như cục bông gòn: Gòn đễ hút nước thế nào thì họ dễ nhiễm độc thế ấy. Cha mẹ thời nay mắc bận công ăn việc làm. ít thời giờ theo dõi, phòng ngừa điều xấu cho con cái. Nhà trường cũng quá tràn ngập công việc về luyện trí. Tuổi trẻ vì đó tự mình tha hồ định đoạt việc tự luyện về tinh thần của mình. Kẻ thấy sách hấp dẫn về đường tình cảm thì họ xô đến như con thiêu thân cắm đầu vào ánh lửa đèn. Sách xấu cũng dễ làm mồi ngon cho họ hơn nữa.
Xét về mặt giáo dục, tuổi trề nào ham đọc sách xấu hay không thích đọc cái gì hết, cha mẹ có thể giúp ham dọc sách tốt được. Vấn đề là thói quen. Trước hết nên cung cấp cho tuổi trẻ những sách lành mạnh, thật lôi cuốn, thật hấp dẫn và ngắn. Nhớ ngắn để trẻ không ngán. Mới tập đọc mà đọc dài nhằng thì già cũng ớn chớ đừng nói trẻ.

PHẦN II

ĐỌC CÁI GÌ?[/accordion]

[accordion title="Chương 6"]

CHƯƠNG VI

SÁCH XẤU ĐỘI NHIỀU LỐT NGỤY TRANG ĐỂ ĐẦU ĐỘC

ĐẠI YẾU
1. Cái gọi là trang trong của một số báo
2. Cái gì tàn hại tình cảm con trẻ?
3. Người ta đầu độc mỗi lần một ít
4. Không viết tục mà viết bậy

1. Cái gọi là trang trong của một số báo

Ở một số không nhỏ những quốc gia hậu tiến, trang trong của nhiều nhật báo là miếng vườn hoang mà các tiểu thuyết, truyện ngắn, trữ tình, kiếm hiệp tha hồ mọc, mọc tùm lum. Không ít chủ báo, ra mặt ngôn luận chỉ cốt để bán cho giới bình dân thứ nội dung báo ấy. Trong nhiều thời kỳ lịch sử, có thể nói báo nào trang trong không có trái tim ướt nước mắt, thanh kiếm đẫm máu thì bán không chạy. Ai muốn nói chính trị, bàn giáo dục, khoa học, tôn giáo hay gì gì khác, phải xen vào cái rừng truyện dài, truyện ngắn bằng không thì báo phá sản. Trang trong của báo được dùng như một thứ chợ phiên triển lãm đủ loại ái tình. ái tình bên sách vớ cũng như ái tình ở hậu trường cải lương, hát bộ, ái tình màn bạc cũng như ái tình phòng trà, tửu điếm. Tình già, tình trẻ. tình sồn sồn. tình đầu, tình đuôi. Đủ thứ. Người ta nhồi nấu trái tim rồi bỏ gia vị bằng trăng gió, tạo xung quanh những éo le, rắc rối. Nhiều ngòi bút coi đó là tất cả sự sáng tạo, là văn chương trên hết mọi văn chương.

2. Cái gì tàn hại tình cảm con trẻ?

Những tâm hồn chất phác bình dân, nhất là trẻ con, nuốt những món ăn tinh thần ấy mà ít
được ai chỉ dẫn cho đâu hay đâu dở, phải quấy, nên dần dần coi những điều mình đọc là khuôn vàng thước ngọc. Tình cảm con trẻ buổi đầu như dòng suối trong, bị ngầu đục lần lần bởi các mối tình ung thúi của bề trái xã hội. Lương tâm con trẻ đi lạc kim chỉ nam lương thiện, do đó không còn hiệu lực điều khiển sinh hoạt tình cảm của họ. Cái độc hại nhất của văn thơ trữ tình, khiêu dâm là lâm cho tình cảm con trẻ ngất đi, lì lợm đi mất hẳn nét trong s.áng, cao nhã đã đành mà có thể chấp nhận không ngại ngùng những gì đốn mạt. Ngay từ tuổi trẻ họ đã lấy làm lý tưởng, làm mẫu mực hạng người thuộc giới trung nhân hay hạ nhân. Điếu đó làm cho tương lai của họ như bị một áng mây đen thẫm ám ảnh. Nhiều tuổi xuân hư sớm vì vậy.

3. Người ta đầu độc mỗi lần một ít

Thật ra không mấy người cầm bút mà ý thức rằng mình có chủ tâm gieo nọc độc. Hầu hết
những nhà văn có những tác phẩm phá hoại đều đi con đường vô tình. Jean Jacques Rousseau khi chân chồn gối mỏi rồi mới tự thú là lắm lúc mình đầu độc.
Người viết những chuyện có tính chất đầu độc có khi vì thương mãi. muốn sản phẩm của
mình chóng tiêu thụ, có khi lương tâm bị hư đốn coi cái tục tằn là thường, lúc viết để tiềm thức nhiễm độc từ lâu phát tiết một cách tự nhiên. Việc đầu độc không phải luôn luôn dồn trong một tấc phẩm, người ta thảy bóng dáng của phá hoại khi một ít, ẩn ẩn hiện hiện thấm dần, nhiễm dần tâm hồn người đọc.
Tác phẩm đồi trụy tạo một bầu không khí hướng hạ. người đọc hiện tâm buổi đầu nghe ngại. mà nếu non tay ấn thì lần lần bị lây.
Ở những nhà văn phá hoại viết nhiều, sự đầu độc nằm trèo tréo, miên man trong cả tác phẩm. Sự phá hoại càng hiệu quả nếu bút pháp của tác giả càng bén nhọn, hấp dẫn. Thường người ta mượn lối văn bay bướm, cái loại thơ ru hồn bên trong là nọc rắn, người non kinh nghiệm rất dễ lầm.

4. Không viết tục mà viết bậy

Trong nhiều sách báo. không viết tức tĩu mà phổ biến những tà thuyết. Có nhiều người sử dụng ngòi bút một cách trang nghiêm mà truyền bá toàn những điều đi ngược lại chân lý. Tội nghiệp những tâm hồn non vốn triết học và óc suy luận khoa học mà nặng lòng tin tưởng.
Giữa thời đại này, đủ thứ thuyết ra đời, thuyết nào cũng cho mình là kho chân lý, là con
đường số một của sự thật, còn cái nạn nước lạc nguồn nữa. Đó là thuyết phát xuất từ lý thuyết gia một dàng qua tay người truyền bá thành một ngả. Có người quá khích, truyền bá kiểu bảo hoàng hơn vua. Ở Việt Nam đã có một thời có nhiều nhà văn trẻ tỏ ra mình là “Sartre hơn chính cả Sartre”. Điều đó cũng giống như nhiều triết gia âu Tây ngày xưa hiểu sai Epicure, vô tình làm cho nhiều người non triết học mỗi lần nghe Epicure là tưởng ngay đó là ông vua của khoái lạc. Tôi không dám nói đến vấn đề gieo tà thuyết trong lĩnh vực tôn giáo của những người lạm dụng óc mê tín của những dân tộc ấu trĩ. Tôi chỉ xin nhấn mạnh sự gieo sai lầm trong các địa hạt văn hóa, khoa học, triết học thôi, điều này ngày nay người ta gặp quá nhiều trong các sách viết cho trẻ em, trong các tạp chí. nhật báo nguyên nhân có lẽ lại nhiều nhà văn, nhà báo không được duyên may có vốn học vững chắc mà không chịu tự học để tự bổ khuyết sở học của mình lại cứ tướng hết các diều mình biết là chân lý. Đã mù quáng thì soi sáng thế nào được.[/accordion]

[accordion title="Chương 7"]

CHƯƠNG VII

LỰA SÁCH BÁO

ĐẠI YẾU
1. Dám cấm và tự cấm
2. Phải quyết định đanh thép: Chỉ đọc những sách báo hay
3. Óc cầu tiến khi đọc.

1. Dám cấm và dám tự cấm

Tôi thấy thừa khi phải nhấn mạnh trách vụ của nhà giáo dục, nhất là cha mẹ, là phải đủ can đảm cấm người dưới của mình những sách báo nếu không đầu độc tâm hồn thì cũng hạ thấp thị hiếu. Trong thời loạn Ơû nước hậu tiến cũng như tân tiến, có vô số cây viết vì miếng cơm manh áo, nhân danh đại cuộc để phục vụ cá nhân của mình. Hô hào vì trật tự công cộng mà gieo rắc toàn những sách báo ngấm ngầm phá hoại trật tự công cộng, một số nhà văn, nhà báo không có quan niệm rõ rệt về con người, về mục đích của đời sống. Họ không chú trọng hướng đẫn độc giả. Sách báo của họ dùng làm phương tiện sinh nhai. Nhà giáo đục dám cho kẻ thụ giáo làm con tằm nuốt hổ lốn các thực phẩm tinh thần do họ cung cấp không?
Khi nói những văn thi phẩm đầu độc, nhà giáo dục đừng ra giọng độc tài, hãy giải thích cho tuổi trẻ ý thức về sự tai hại của sách báo xấu.. Ở nhiều nước văn minh cha mẹ còn gia nhập những hiệp hội lên tiếng phản đối công khai những cây viết phá hoại.
Nhiều quốc gia có chính phủ ý thức tương lai thanh thiếu niên, đã ra những biện pháp trừng phạt kẻ phổ biến sách báo đồi trụy. Theo Lichtenberger thì ở Pérou có đạo luật nói rõ: “Những tác giả, hay nhà xuất bản ấn hành cái gì có tính cách tục tĩu hoặc vô luân thường thì phải bị phạt tiền. Nếu không trả nổi, phải bị bắt phạt bốn tháng gia nhập nghề đào huyệt trong một nghĩa địa”.
Mà không phải chỉ nhà giáo đục cần dám cấm sách báo xấu ngay chính độc giả đã trưởng
thành phải tự mình dám cấm. mình đọc những ấn phẩm tồi. Người ta viện đủ thứ lý để cho phép mình nuốt bất kể vàng thau. Paul Clauvel nói người ta có thể nhân danh thị hiếu để đọc mê say những người thù địch của thượng đế.
Thiếu gì người chỉ vì khoái thích câu hay lời đẹp mà ngoan ngoãn tự nạp mình cho những
kẻ ám sát tâm hồn. Các tác giả quá cố mà hãm hại tinh thần không đáng sợ bằng những cây viết xấu còn sống. Louis Veollot gọi công việc của họ là gieo nốc độc tươi.
Ở nhiều nước hậu tiến, số người cần bút hoạt đầu văn hóa được gián tiếp binh vực bởi một hai bạn bè có trách nhiệm kiểm duyệt. Sách báo của họ được tổ chức phổ thông đầu độc dân tộc Nhiều người phê bình chân đứng chiến dịch phá hoại của họ bị một vài kẻ kiểm duyệt khớp mỏ. Thật là tội nghiệp, tình trạng đi xuống của những dân tộc bán khai. Người ưu thời mẫn thế thấy cảnh đau lòng đó mà đành im lặng.
Bạn là độc giả, hãy dùng sự trưởng thành về nhận định của mình mà tránh những cỏ dại trong rừng văn thơ, nhất là trong hiện đại.

2. Phải có quyết định đanh thép: Chỉ đọc những sách báo hay

Ở thời đại ta, lớp trẻ bị nhiều sinh hoạt xã hội cám dỗ nên lười đọc, thích dọc những sách
nhảm nhí, những khiêu vũ, thể thao, phim ảnh.
Người ta thích nghe để khỏi coi, thích coi để khỏi suy nghĩ. Có nhiều người tóm cái đọc của mình lại chỉ còn đọc báo. Không nói chi vô số gia đình không đọc gì hết, chỉ nói những gia đình đọc mà không đọc gì hơn là báo. Rồi khi đọc báo, có người chỉ đọc tin tức và chuyện lá cải. Các bài viết đúng đắn, mổ xẻ một vấn đề theo nhiều khía cạnh trở thành những nguyên nhân làm cho chủ nhiệm phá sản vì tại chúng mà báo bán không chạy.
Sách cũng chịu bạc phận như báo. Sách nội dung sâu sắc nhượng bộ sách “có chưởng” và trái tim ướp nước mắt. Người có lý tưởng, văn hóa cao muốn lành mạnh hóa việc xuất bản, thì thiếu tài chính, đành co tay. Người bất kể tương lai hay hậu vận của dân tộc thì còn dùng óc con buôn, khai thác thị hiếu thấp hèn của con người, chuyên xuất bản những đồ nhảm nhí đầu độc.
Giữa thị trường tràn ngập sách báo đó, người muốn xây dựng giá trị tinh thần của mình phải cương quyết chỉ đọc những sách hay mà thôi.
Trong cuốn Education de la Volonlé, Jules Payot than thở là lúc nhỏ đã phung phí nhiều sức lực để đọc sách nhảm và nếu được sống lại tuổi xuân, ông sẽ chuyên đọc những cây viết bất hủ. Tư tưởng của Payot là khuôn vàng thước ngọc cho ta trên đường tự học. Có người có bao nhiêu tiền bạc đem đổ sông Ngô, rồi mới được một số sách tạm gọi là hay. Có người tự họ lâu tiến bộ chỉ tại đọc mãi những sách dở. Mua một cuốn sách dở là hoang phí tiền bạc và thì giờ.
Tôi có mấy ông bạn chuyên đọc sách ngoại quốc và hễ thấy một cuốn sách Việt thì tỏ vẻ khinh bỉ ra mặt. Họ cho là viết non. Quả thật là họ mang nặng thành kiến rồi đó. Đâu phải
sách Việt nào nội dung cũng rỗng, hình thức cũng tệ Rồi đâu phải hễ sách ngoại quốc là hay dù sách ấy bán chạy đến đâu.
Ở nước nào sách báo cũng “lóc trê rô mè sắt” xa cạp, lẫn lộn. Mấy cuốn tiểu thuyết đầu
tay của nữ sĩ Sagan có một mãi lực kinh khủng. Chắc bạn cũng nhận như vậy. Nhưng giá trị của chúng như thế nào còn phải “xét lại”. Mấy bộ trường giang tiểu thuyết “Những kẻ khốn nạn” của Victor Hugo, “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoi hồi mới xuất bản đâu phải bán như tôm tươi, mà ngày nay chúng vẫn ăn khách. Độ nào trong Nam, Lê Văn Trương, Hồ Biểu Chánh là thần tượng của vô số độc giả mà bây giờ thì sao.
Một cuốn sách vừa tung ra bán nổi sóng nổi gió chưa hẳn là sách có chân giá trị. Điều đó
không có nghĩa là sách càng bán ế càng bất tử. Người tự học ngoài sự chỉ dẫn của những bình gia đủ thẩm quyền, phải có mót vài tiêu chuẩn căn bản để lựa sách báo mà đọc.

3. Óc cầu tiến khi đọc

Lúc thưởng thức văn chương hay nghệ thuật ta thường có tâm lý chung này: Là lấy làm khoái, khen là hay những gì ta đã biết. Một bản ca lạ nghe trong radio ta không vừa rộn rịp trong lòng vừa rù rì ca theo bằng nghe bản ca quen thuộc.
Cũng có tâm lý ấy mà khi đọc, tự nhiên ta thích những trang sách báo ngang trình độ hiểu biết của ta. Có khi ta mê đọc toàn những chuyện ta tương dối biết rồi mà được trình bày, sắp đặt kiểu nào đó ta cho là lạ.
Có nhiều người vì quá nặng tâm lý ấy đến đỗi sách báo nào mình đọc coi bộ khó hiểu thì cho là dở. Nếu không cho là dở thì ngán vất đi, không đọc Cũng một phần vì lẽ này mà sách khảo cứu khó tiêu thụ trong khi tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ nói chung là “thực phẩm nhẹ” được nhiều người mê.
Muốn ngày một tiến bộ về đường tinh thần bạn phải chịu khó tìm đọc những sách báo cao hơn một đỗi trình độ kiến thức của bạn. Tôi nói cao hơn một đỗi vì nếu cao quá sợ bạn dễ
chán. Ta định đọc để mà học thì cái gì đối với ta là mới lạ ta mới đọc để mà học chớ.[/accordion]

[accordion title="Chương 8"]

CHƯƠNG VIII

TIÊU CHUẨN LỰA SÁCH BÁO HAY

ĐẠI YẾU
1. Những tiêu chuẩn giả
2. Kinh tin kính của đọc giả
3. Nguyên tắc chọn sách báo hay

1. Những tiêu chuẩn giả

Khi bộ óc chưa già giặn, để chọn sách báo hay, người đọc dựa vào nhiều tiêu chuẩn mà một số không nhỏ là giả mạo.
a. Có người nói tôi phải đọc sách này vì ai cũng đọc nó cả. Mà “ai cũng đọc” là kỳ thật bao nhiêu người đọc. Có khi chỉ một số khá nhiều nào đó thôi chớ có phải lai cũng” hiểu theo nghĩa tuyệt đối đâu Rồi tại sao nhiều người đọc mà mình phải làm “con cừu của chàng Panurge” hùa theo đọc những “thực phẩm” đầu độc tinh thần. Công luận đâu phải là tiêu chuẩn tuyệt dối của chân lý. Đâu phải sách báo nào được đọc nhiều nhất định là sách báo hay. Có thể một cuốn sách, một tờ báo trong một thời gian nhờ áp lực chính trị hay quảng cáo vũ bão hoặc nhờ viết mê hoặc, mà được nhiều người đọc, nhiều người nói dện. Bạn không đọc những thứ ấy có lỗ lã gì. Có ai cho bạn là khờ dại không. Henri Pradel nói con ngỗng trắng lông không lao mình xuống ao nước dơ bẩn vẫn là con ngỗng. Người ta cần óc độc lập tinh thần tối thiểu để khỏi tự phá hoại. Bạn sợ bạn bè mỉa mai ư? Hãy củng cố lòng mình bằng danh ngôn này của Voltaire: “Người ta cho là bạn đau bệnh. Bạn đừng trả lời, bạn cứ mãi khỏe mạnh đi”.
b. Người khác dựa vào tinh thần chủ trương “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, tự cho phép mình đọc bất cứ cái gì cốt tìm cái đẹp hình thức, bất kể nội dung ra sao. Nội dung để được diễn tả nhờ hình thức. Song chính nội dung quan trọng hơn hình thức. Ngày 18-2-1912 trong bài diễn văn rước Henri De Régnier vào Hàn Lâm Viện Pháp, Albert Demun nói: “Dưới mắt tôi, nghệ thuật là cái vỏ của ý tưởng. Nếu nó không được như vậy mà chỉ lo hình thức, chỉ biết tôn thờ chính cái đẹp theo tôi, nó chẳng qua là cố gắng về những kỹ xảo vô ích.
Bạn dám uống cái ly bằng vàng đựng bất cứ cái gì trong đó không? Thời càng loạn, sách báo càng dầu độc càng sinh sôi nảy nở mà ngụy trang, quảng cáo vô cùng hấp dẫn. Người ta có cảm tưởng chúng là quả lựu đạn gói trong đóa hoa hay một giai nhân mắc bệnh hoa liễu. Hãy nghe Hoornaert nói: “Nấm độc dọn trong dĩa bạc hết độc không?” và tên cướp được phép nói với bạn thế này chăng: “Tao giết mày mà hãy coi thành gươm lộng lẫy của tao dây: lưỡi thì bén ngót, còn cán thì xi sáng ngời”.
c. Thỉnh thoảng bạn nghe một số bạn trẻ tự hào: “Nên hư tại mình. Tâm hồn thật trong sạch, thì có gì làm ô uế được”. Bà Hen ri Robert ủng hộ họ: “Không có đồ ăn xấu, chỉ có bao tử xấu thôi; cũng thế ấy, không có sách xấu mà chỉ có độc giả xấu thói”.
Đó là lý luận của kẻ liều. Ai giàu kinh nghiệm tất biết tật xấu bao giờ cũng hấp dẫn hơn tánh tốt Con người dễ hướng hạ hơn hướng thượng. Một tâm hồn không biết tự phong phải lãnh những hậu quả, có khi suốt đời. Alfredde Musset đã viết: “Quả tim trinh trắng của con người là một chiếc bình sâu thẳm. Giá ban đầu, người ta róc vào đó giọt nước dơ bẩn, thì dù biển đổ vào dó cũng không tẩy được ô uế bởi vì vực thẳm thì bao la, còn vết tích thì ở tận dưới đáy”.
d. Nhiều người đứng tuổi bảo rằng mái tóc bạc màu của mình cho phép mình đọc bất cứ sách báo xấu nào. Dĩ nhiên kinh nghiệm xúc tích do tuổi tác giúp họ ít bị nhiễm độc hơn tuổi trẻ, sóng lý của họ sợ e không luôn đứng vững. Kiến thức thì tuổi già bảo đảm hơn thanh niên. Chớ dục vọng coi chừng ở tuổi nào cũng không khó xô đẩy người ta có những ý tưởng đen tối để rồi hành động không đẹp. Vả lại cũng nên để ý tuổi nào tránh được nọc rắn hổ? Nếu quả thật rắn hổ, thì tuổi nào nó cắn cũng “sôi đờm”!.
Có một số độc giả bảo rằng phải đọc cái xấu biết cái xấu dể lánh cái xấu. Lý luận này cũng là lý luận gốc rễ của một số tác giả tuyên bố. tuyên truyền luân lý bằng cách phô bày tồi phong bại tục, cho độc giả đầu óc già giặn thì phải, nhưng cho con trẻ thì coi chừng cái ác lôi cuốn chúng mạnh hơn cái thiện. Có khi cái dốt ít hại hơn cái biết tồi bại nhiều quá. Ở nhiều tâm hồn, ngừa hay hơn sửa.

2. Kinh tin kính của độc giả (Crédole La Lecture)

Trong tờ Cho De Massillon có nêu ra những nguyên tắc vàng ngọc làm kim chỉ nam cho việc đọc sách báo dưới nhan đề có vẻ thần học mà rất thâm thúy. Tôi xin tóm tắt ở đây “Kinh tin kính” ấy cho bạn.
1. Tôi tin rằng tư tưởng định giá con người mà tư tưởng phong phú nhờ đọc nên giá trị của ta tùy thuộc giá trị sách báo mà ta nghiền ngẫm.
2. Tôi tin rằng sách báo nuôi tinh thần cũng như thực phẩm nuôi thể xác.
3. Tôi tin rằng có kiên tâm việc đọc mới sinh hiệu quả tốt.
4. Tôi tin rằng sách báo tồi là bằng hữu lưu manh, phá hoại.
5. Tôi tin rằng quá mê say tiểu thuyết dở sẽ làm nhụt chí khí, đời sống bừa bãi, tâm địa hoen ố, ý chí ươn hèn.
6. Tôi tin rằng độc dược hại xác thế nào, thì sách báo xấu cũng hại hồi thế ấy.
7. Tôi tin rằng không ít người không đủ sáng suốt chọn lựa sách báo để luyện trí, luyện tâm.
8. Tôi tin rằng những ai sản xuất, phổ biến sách báo đầu độc phải gánh tránh nhiệm nặng nề đối với Thượng Đế, quê hương và tương lai tuổi trẻ.
9. Tôi tin rằng nếu những người bị hư mắt vì sách báo xấu bỗng hiện hồn một lượt thì chúng ta phải hốt hoảng, vì họ rất đông.
10. Tôi tin rằng, không đọc sách nhảm nhí chẳng những không quăng tiền lấp sông Ngô, không hoang phí thì giờ mà còn tự trọng ở chỗ không để nhân cách suy giảm khi gần những tư tưởng hèn hạ.

3. Nguyên tắc chọn sách báo hay

1. Dựa vào tên tuổi tác giả:
Không phải một tác giả đã viết một vài cuốn sách, một đôi bài báo hay rồi tất cả những gì họ viết nhất thiết là hay. Nhưng thành tích vẻ vang của một ngòi bút cũng có thể giúp ta tin tưởng một phần nào về những tác phẩm sau của họ. Cho tới năm 1950. Maurice Le Blanc đã viết dược bốn mươi tác phẩm. Nếu đã đọc kỹ của ông vài cuốn như L’aiguille Creuse, La Captive en otage, bạn cho là hấp dẫn, thì khi ra hàng sách bạn cầm lên của ông những cuốn như Les Trois Yeux, La Vie Extravagante De Balthasar tự nhiên bạn có cảm tưởng tốt. Cảm tưởng này dầu sao vẫn là một thứ tình cảm, nghĩa là tên tuổi tác giả không là tiêu chuẩn hoàn toàn vững chắc. Tuy nhiên, có những tác giả mà khi nói đến tên, nhiều người dặt tín nhiệm mạnh trên tác phẩm của họ. Ở nước người, những Sertillanges, Dantel Rop, Alexis Carrel, Jacques Maritain. Ở nước ta, những Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần… chẳng hạn là những cây bút cẩn thận. Trong làng văn cũng như ở bàn tròn thảo luận, người đứng đắn ít khi viết lách, nói năng bừa bãi.
2. Hình dạng của sách báo:
Cầm trong tay một cuốn sách, một tạp chí hay một nhật báo mà bạn thấy hình dáng của nó đep, đẹp lộng lẫy hay đơn sơ, bạn thấy nó có cái gì đứng đắn, tự nhiên bạn nghĩ nó phát xuất từ những tác giả nghiêm trang, những cây bút có lý tưởng. Nhìn những cách trình bày những đề tài theo phần, chương, đoạn phân minh cẩn thận, bạn càng tính nhiệm hơn nữa. Trái lại, một cuốn báo màu mè như hề cải lương, một cuốn sách mà mục lục vô cùng cẩu thả, cầm lên bạn có quyền nghi ngờ giá trị của nó.
3. Nội dung bổ ích:
Đọc mục lục mà thấy có những đề tài bổ ích thì phần ước nguyện của bạn được đáp ứng trên trung bình rồi. Mà bổ ích phải hiểu là sao? Có thể hiểu về hai phương diện chính.
a) Nội dung có xây dựng không? Xây dựng về trí tuệ là mở mang kiến thức, mài giũa các cơ năng suy luận, phán đoán. tưởng tượng, ký ức. Xây dựng về tình cảm là huấn luyên tâm tính thuần thục, cao thượng. Xây dựng về xã hội, gia đình. xử thế là tạo con người ta thành người hợp xã hạnh phúc, đắc lực xây dựng về siêu nhiên là đưa tâm hồn ta hướng đến chỗ siêu thoát, thánh thiện.
b) Nội dung có hợp trình độ của ta không? Đang ở trung học mà mua sách toán đại học thì còn nói gì bổ ích. Sở học muốn vững chắc thì đừng quá tham bác mà phải đọc và học từ từ. Trên cây thang văn hóa, thiếu nền tảng mà vòi cao quá coi chừng hụt chân.
4. Công luận cho là hay:
Có một số sách nhờ gian xảo quảng cáo dư luận một thời cho là hay rồi sau trở thành hồ sơ đen tố cáo tác giả và nhà xuất bản. Nhưng có những sách mà đã được thử lửa dư luận quá nhiều thế kỷ, giá trị chịu đựng trên mọi tàn phá của thời gian. André Maurois nói những Homère, Shakespeare, Molière thuộc dòng họ đẻ ra những tác phẩm ấy và họ xứng dáng với danh tiếng của họ. Có thể nói là bạn không lầm khi dọc những tác giả mà người ta gọi là cổ điển. Nước nào cũng có một số ngòi bút cổ điển. Nếu Hy Lạp có Homère thì La Tinh có Vergile, Cicéron. Nếu Anh quốc có Shakespeare, Dickens thì Pháp có Molière, Racine và Việt Nam ít ra cũng có Nguyễn Du.
5. Sách “quá dài”, buồn chán, khó hiểu, thì sao?
Ông Nguyễn Duy Cần trong cuốn “Tôi tự học”, Khai Trí xuất bản, chương thứ tư, từ trang 107 đến trang 110 khuyên lựa sách hay “Bắt đầu bằng cách loại trừ” những sách quá dài, buồn chán, khó hiểu. Quá dài ở đây ông hiểu là viết lòng thòng, lê thê; khó hiểu viết bí hiểm, tối tăm như hủ nút; còn buồn chán là càng đọc càng mau an giấc điệp.
6. Sách đáp ứng nhu cầu của ta:
Một cuốn sách bạn có thể cho là hay mà người khác không cho là có giá trị gì. Nhiều sách khảo cứu thâm uyên của Thiên Chúa giáo, không ít tín đồ Phật giáo, Hồi giáo đọc chẳng thấy thú vị nào và ngược lại. Bạn đang tìm đọc loại sách dạy lái ô tô, nuôi gà, nuôi nấm mà tôi giới thiệu cho bạn những tác phẩm triết lý thì sao? Tiêu chuẩn đúng nhu cầu tuy không tuyệt đối, phổ cập, song thực tế
7. Ý kiến của Lâm Ngữ Đường:
Trong cuống “Quan yếu của đời sống” (The Importance of Living) có chỗ Lâm Ngữ Đường tán đồng chủ trương đọc sách của Hoàng Sơn Cốc. Theo văn hào đời Tống này thì đọc không phải chỉ nhắm có mục đích làm giàu trí tuệ. Hai họ Hoàng và Lâm nghĩ rằng trọng đích của đọc là tạo cho con người có phong thái cao nhã. Vì đó Hoàng Sơn Cốc bảo: Ba ngày mà không đọc sách thì ngôn ngữ vô tri, diện mục đáng khinh: Tam độc bất độc thư, tiện giác ngữ ngôn vô vị, diện mục khả năng. Tôi thấy chủ trương của Lâm Ngữ Đường, Hoàng Sơn Cốc hay mà giá bạn nói trì tuệ càng giồi mài thì nhân cách càng cao nhã tưởng không phải sai, vì trí thức là một trong những điều kiện tối cần phát huy tâm hồn.[/accordion]

[accordion title="Chương 9"]

CHƯƠNG IX

ĐỌC GÌ ĐỂ LUYỆN VĂN

ĐẠI YẾU
1. Học kỹ thuật viết văn
2. Học nghệ thuật viết văn.
3. Thưởng thức cái mỹ trong văn

1. Học kỹ thuật viết văn

Bạn nào đọc qua cuốn Le’ Style Au Microscope của Criticus, L’art de la prose của Gustave Lan son. L’apprentissage de L’art d’écrire của Jules Payot nhất là mấy cuốn La Formation du style, L’art d’écrire éneigné en 20 lecons, le travail du style enseigné par les corrections manuscrites des grands écrivains hay ít ra đọc bộ luyện văn ba quyển của Nguyễn Hiến Lê, tất đã nắm vững một số nguyên tắc căn bản về cái mà người ta gọi là kỹ thuật viết văn. Tự nhiên thân mật thì là Sévigné. Tả việc linh động vừa như chụp ảnh thì Homère trong Illiade. Nguyễn Hiến Lê chê Lê Văn Trương rườm rà vì viết hai trang giấy mới diễn tả được ý mà Nguyễn Du chỉ dùng có sáu chữ diễn tả trong câu “Vui là vui gượng kẻ mà”. Tìm những mối tình tương tư lai láng dằng dặc thì đọc Lý Bạch, Alfred de Musset, Lamartine. Học văn sáng sủa, hóm hỉnh thì đọc Voltaire. Bossuet là trường dạy lối văn câu dài, cân đối, trang trọng. Nếu Lâm Ngữ Đường luyện văn bạn thành hài hước, sâu sắc thì Pascal, La Bruyère, Montesquieu là những cây bút gương mẫu về súc tích. Muốn tìm nhẹ nhàng đẽo gọt thì đến Flaubert, còn nhẹ nhàng tự nhiên thì đọc Chateaubriand.
Từ Horace, Boileau đến những Lan son, Criticus Albalat, Jean Suberville, tất cả đều dạy đại khái kỹ thuật viết văn là sáng tạo, còn bút pháp thì phải tự nhiên sáng sủa, súc tích, nhịp nhàng, rồi nào văn chẳng những phải có nhạc mà có họa trong đó nữa.
Muốn học văn, muốn đào luyện ngòi bút thì không cách nào hay hơn là đọc sách báo. Nhưng không phải sách báo nào cũng ra hồn. Nguyễn Hiến tê khuyên nên đọc những “tác phẩm mà lối hành văn dễ bắt chước”. Về báo thì Nguyễn Hiến Lê nghiêm khắc dặn: “Có một điều tôi xin dặn kỹ các bạn mới tập viết văn là đừng bao giờ bắt chước lối văn trong nhật báo”. Tác giả bộ Luyện Văn sợ bạn chìm ngập trong những tiểu thuyết, phóng sự hay khảo luận mà viết văn cẩu thả, người viết dùng làm tiêu chuẩn cho các bà các cô rảnh rỗi, nhất là để làm kế sinh nhai cho gia đình mình. Chớ nếu những danh tác trước khi in thành sách, ra đời trên mặt báo thì tại sao không đọc để luyện văn.
Tự bạn tìm thấy cái hay trong kỹ thuật viết đã đành mà có tác giả còn giúp bạn một cách cẩn thận chẳng hạn như Antoine Albalat trong hai cuối La Formation du style par lassimilation des auteurs và Le travail du styleenseigné par les corrections manuscrites des grands écrivains. Trong đó, Albalat giúp bạn rèn bút pháp bằng cách mổ xẻ cho bạn thấy cái hay cái dở những danh tác của những tác giả được gọi là bất hủ. Có một cuốn sách mỏng, chỉ 120 trang thôi bạn không thể bỏ qua nếu cần có một kim chỉ nam để luyện kỹ thuật viết văn. Đó là cuốn La stylestique trong loại Que sais-gie, của Pierre Guirand, giáo sư văn khoa đại học đường Cromirgue. Bạn đọc kỹ các chương I, II và đoạn kết. Tôi cho là bạn sẽ nắm được hết các đại cương về kỹ thuật viết.

2. Học nghệ thuật viết văn

Giữa kỹ thuật viết văn và nghệ thuật viết văn có một số đồng điểm về nguyên tắc. Song dị diềm rõ rệt nhất là kỹ thuật viết văn là cái gì nhà phê bình văn học có thể đem lên bàn giải phẫu một cách khoa học được, trong khi nghệ thuật viết văn là cái gì từ nhà phê bình văn học đến độc giả thông thường cảm thấy hay, thấy khéo, thấy lòng mình bị lay động mà không mổ xẻ, giải thích được minh bạch. Lâm Ngữ Đường chủ trương muốn có nghệ thuật viết văn cao thì phải đặt nhẹ kỹ thuật viết văn đi rồi tạo cơ sở tư tưởng cho vững. Sau đó cứ viết tự nhiên theo cá tính của mình. Cái trước có phần nhiều do công phu học hỏi, còn cái sau đó do thiên tài. do bẩm phú đặc biệt. Chính nghệ thuật mới là nòng cốt của cái mà Buffon gọi là văn thể. Nó đặc biệt ở từng nhà văn, nhà thơ. Nó là cái ưu mỹ như hành văn lưu thủy trong những ngòi bút bất hủ như Tô Đông Pha, Bossuet, Chateaubriand. Ơ nhiều tác giả nó khuôn rập đúng tâm tính tác giả. Nếu tâm tính khi không nghịch lương tri, càng tự nhiên, càng độc đáo thì nghệ thuật trong văn càng hấp dẫn. Một người cầm bút chỉ biết sơ sài kỹ thuật văn là một văn thơ tầm thường.
Một người cầm bút có kỹ thuật văn cao cũng vẫn là thơ văn mà xuất sắc. Duy có nghệ thuật văn mới là con dấu chính thức qui định ai là nghệ sĩ văn, nghệ sĩ thơ. Có lắm trường hợp nghệ sĩ văn biểu lộ nghệ thuật văn theo cá tính của nình mà nhiều chỗ quá lố như Proust tối tăm, Phaukner rối nùi, Lâm Ngữ Đường lòng thòng, Phạm Quỳnh trịnh trọng. Nhưng mấy chỗ lố ấy dễ tha thứ có khi là cái duyên dáng kỳ biệt của mỗi tác giả nữa. Đọc sách là thú vị là tìm cho kỳ được nghệ thuật văn của người mình đọc. Cái đó không có khuôn thước gì rõ rệt. Nó ẩn ẩn. hiện hiện trung văn. Nó bàng bạc trong Ly Tao của Khuất Nguyên. Iuiade của Homère, Inéide của Virgile, Kiều của Nguyễn Du. Không ai dễ gì phân tách nó được. Quả đúng như Xuân Diệu nói không ai đi phân tích một mùi hương.
Nó không như chất hóa học có thể phân tách được, nhưng nó khả cảm, nó mời gọi thưởng thức Đọc sách báo phải khám phá cho kỳ được nghệ thuật văn của tác giả. Người cầm bút này hấp dẫn hơn người kia chẳng những do kỹ thuật văn mà còn hớn cả là do nghệ thuật văn.

3. Thưởng thức cái mỹ trong văn

Cái mỹ trong văn đừng hiểu hẹp hòi chỉ là cái mỹ cảm bàng bạc trong nghệ thuật văn mà còn là cái mỹ lý trong kỹ .thuật văn nữa. Dưới con mắt triết, cái chân, cái thiện đúng mức cũng là cái mỹ. Trông một cái gì thực, cái gì lành tự nhiên ta cho là đẹp. một cuốn sách, một bài báo viết bố cục hẳn hòi. tài liệu chắc chắn, trật tự, văn từ sử dụng đúng các luật tu từ học là một cuốn sách, một bài báo đẹp. Cái mỹ của kỹ thuật nặng về lý, có vẻ khô, không mẫn nhuệ, gợi cảm phong phú nhưng vẫn là cái mỹ khả ái. Đọc sách báo là ta cố tìm thưởng thức cái mỹ lưỡng tính vừa thưởng lý vừa thiện cảm của hình thức văn. Không phải vô lý mà người ta gọi đọc sách là một cái thú, nếu hiểu đọc là thưởng thức cái mỹ trong văn. Cái thú ấy càng gia tăng lên, nếu ápdụng được phong thái nhàn tản mà Lâm Ngữ Đường khuyên trong cuốn “Đời sống quan hệ”.
Theo Lâm Ngữ Dường, nghệ thuật đọc sách giản dị lắm, chỉ nên đọc lúc nào thấy thèm đọc thôi. Đang ngâm Nguyễn Du, Shakespeare, Dante hay đang say mê nghiền ngẫm Kant, Saint Thomas hoặc đang nuốt Sartre, Kafka, Faukner mà bạn nghe một con họa mi hót mê ly quá. thấy một dòng sông uốn khúc kiều mỹ quá thì hãy gấp sách lại nghe chim hót. nhìn nước trôi rồi sau đó hãy tiếp tục đọc.
Không dọc như ngựa chạy, mà đọc như ông lão ngậm sâm để cho cái mỹ của văn thấm vào cảm quan làm cho ta khoái chí. Phương pháp cố đọc kiểu Tô Tần đời Chiến Quốc, lấy dùi đâm vào vế những khi buồn ngủ là phương pháp để dành cho những người cần học. chớ không phải của kẻ đạt quan hưởng đời, lấy đọc làm một sách thú.[/accordion]

[accordion title="Chương 10"]

CHƯƠNG X

ĐỌC LUYỆN TƯ TƯỞNG

Kiến thức của ta là một hột giống của các sản phẩm của ta – BUFFON
ĐẠI YẾU
1. Không có gì mới dưới bóng mặt trời.
2. Luyện bộ máy tư tưởng trước đã.
3. Nuôi óc bằng những tư tưởng xây dưng.
4. Đọc nhiều loại sách báo triết và khoa học.

1. Không có gì mới dưới bóng mặt trời

Câu này cũ như trái đất mà ý nghĩa vẫn hợp thời, nhất là trong địa hạt tư tưởng. Tài ba của bạn nêu có chỉ ở tình trạng mầm mộng nên cần khai triển. Kiến thức của bạn muốn dồi dào phải góp nhặt của kẻ khác. Xưa nay những thiên lài của nhân loại đều đi con đường đó. Bossuet rực rỡ trong các giảng văn bất hủ là nhờ đã thấm nhuần kinh Thánh và cách Thánh phụ nhất là Thánh Giun Kim Khâu. Nếu Chateaubriand thú nhận đọc đi đọc lại mãi Bernardin de Saint Pierre thì Rousseau đã từng nuốt Plutard cũng như Saint Thomas lấy Aristote làm món ăn hàng bữa. Bộ óc tư tưởng của chúng ta giống cánh đồng có thể sản xuất được nhưng phải cày nó. Ai định xây cơ sở tinh thần vững chắc, ai định thành nhà văn nhất định phải luyện tư tưởng. Mà cho đặng việc này thành tựu không cái nào hữu hiệu bằng đọc sách báo.

2. Luyện bộ máy tư tưởng trước đã

Chúng ta thường hay mắc bệnh tinh thần là chỉ lo thu thập kiến thức ma không lo giồi mài trí năng để lĩnh hội, ứng dụng các kiến thức. Muốn làm bánh ngon phải có khuôn bánh tốt chứ. Bộ máy tư tưởng của ta gồm những phần chính yếu là trí hiểu, trí phán đoán, trí nhớ, trí tưởng tượng.
Tìm đọc những sách triết bàn về luận lý học, nhất là về phương pháp học và thuật tổ chức tinh thần theo khoả học.
Luyện trí hiểu. trí phán đoán thì phải rành ba loại lý luận: loại suy, diễn dịch và qui nạp. Đừng để tình cảm, nhất là tình dục lấn át trí tuệ.
Luyện trí nhớ phải tạo thói quen tập trung tinh thần. Luyện trí tưởng tượng phải đọc nhiều danh tác tiểu thuyết, thi ca đồng thời cũng phải chế dục vì nếu tưởng tượng không được kiềm chế bởi ý chí nó sẽ quá lố thành toàn ảo tưởng.
Nếu bạn rủi làm một nạn nhân của nền giáo dục chỉ biết nhồi sọ, thì khi đọc sách mục đích đầu tiên của bạn là đào tạo cho mình óc sáng suốt. Những tác giả mà càng đọc họ, bạn càng có tư tưởng sâu sắc là những Aristote, Saint Thomas. Descarte, Pascal. Thí dụ đọc cuốn Pensées của Pascal, đã nhiều năm nghiền ngẫm thánh kinh và các Thánh phụ. Tác phẩm ấy trước khi ra đời đã được nhào nặn trong óc tác giả. Từ tư tưởng đến bút pháp, Pascal đã tính kỹ trước. Pensées là tác phẩm ông viết dở dang. Nhưng nếu thần chết không rước ông đi, người ta nói cuốn sách ấy sẽ đi đến chỗ hoàn toàn của nghệthuật. Nhờ đâu? Nhờ ông mài đi giũa lại dện bảy, tám lần những trang mà bạn bè của ông cho là đã tuyệt mỹ rồi.
Đọc kỹ bộ “Summa Théologica” của Saint Thomas, bạn học được cách xây dựng một vấn đề của ông. Từ cách đặt vần dề, phân tích vấn đề đến vận đụng tam đoạn luận để hoặc tấn công tà thuyết hoặc trình bày chính thuyết, theo G.K. Chesterton, người ta thấy Saint Thomas là tất cả sự thẳng thắn, minh xác và phóng khoáng. Jacques Maritain nói sự thánh thiện của Saint Thomas là sự thánh thiện của tinh thần.
Còn hằng biết bao nhiêu tư tưởng gia cổ kim âu, A thà bạn có thể đọc để luyện tư tưởng. Nếu bạn biết chữ La Tinh thì tôi khuyên bạn nên đọc nhiều những trang bất hủ của Cicéron. Bạn sẽ thấy cách câu cú để diễn ý trong những tác phẩm cổ điển La Tinh là cả một kiến trúc công phu tuyệt vời. Trong đó sự chặt chẽ, sâu sắc, diễm lệ và rực rỡ ‘ cấu kết một cách hài hòa không tả được

3. Nuôi óc bằng những tư tưởng xây dựng

Viết đến mục này, tôi nghe người kêu trong radiô là nhiều sách nhảm, đang đầu độc con trẻ mà tôi thấy người lớn cũng bị đầu độc nhiều cách khác nhau thường xuyên qua báo chí. sách vở. Tà thuyết. tà giáo hoành hành. Ra những nhà sách lớn, bạn thấy đầy ối những tiểu thuyết đủ loại Người ta cảm thấy có một cuộc chạy đua ráo riết của thương mãi bằng sự lạm dụng đầu óc ấu trĩ của một số đông độc giả kém phán đoán.
Nhiều ngòi bút hãnh diện với cái gọi là văn chương vốn rất địa phương, đặc biệt cho từng dân tộc để gói bên trong những ý tưởng vay mượn của ngoại bang hay những vay mượn của lẫn nhau rồi vì óc bè phái bốc thơm với nhau, đình đám quảng cáo cho nhau, tựu trung là bịp độc giả để kiếm cơm.
Bạn nghĩ sao về tương lai dân tộc nếu có cả một thế hệ nam nữ thanh thiếu niên nuôi sống tinh thần của mình bằng những đánh chưởng, cao bồi bắn súng hai tay, bằng những mối tình ung vữa trong các snach bar. trà đình vũ thất hay dưới mái học dường tổ chức như chợ búa được lôi vào sách báo, tô điểm bằng văn chương rẻ tiền, lãng mạn?
Cũng khó nói vì nếu không viết như vậy, sách báo ế. Cả hai bên người viết. người đọc dỗ lỗi cho nhau. Ai có lý?
Phần bạn phải có một lập trường dứt khoát là đọc để phong phú hóa tinh thần. Nhấtđịnh không đọc những đồ nhảm. Cầm một cuốn thơ, một cuốn tiểu thuyết phải đặt vấn đề rõ. Tác giả định nói cái gì trong này đây. Nội dung được diễn tả bằng kỹ thuật, nghệ thuật thế nào, hình thức có gì khả quan không, hay toàn chuyện bá láp bá lếu bịp người bằng cái gọi là văn chương hai xu.
Cầm một sách khảo cứu phải tự hỏi: vấn đề gì đây? Được mổ xẻ cách nào? Dưới ánh sáng tâm học và khoa học hay chuyện hoang đường. Rồi có gì thực tế không? Thực tế đó được trình bày theo phương pháp học, nhất là từ phân tích đến tổng hợp hay hỗn độn như một ngôi nhà sập.
Ơ nước nào cũng vậy, trong một thế hệ nhà văn, chỉ một thiểu số là đáng nghiền ngẫm, còn lại nếu có giờ rảnh đọc qua loa thôi. Đề phòng những ngòi bút non căn bán học vấn, óc suy luận bé mà thích giải phẫu những vấn đề to. Cũng coi chừng những người hay đẻ lý thuyết triết lý hay văn nghệ mới đầu có vẻ .đao to búa lớn mà năm mười năm sau tự họ thú nhận là lầm đường rồi cũng rầm rộ đẻ lý thuyết mới nữa. Ơ những nước lạc hậu, các độc giả tinh thần còn ấu trĩ lọt lưới cám dỗ của họ rồi sẽ ra sao? Muốn đỡ lầm bạn nên đọc trước hết những tác giả được coi là cổ điển của những nước có nền văn hóa rực rỡ. Tiếng cổ điển ở đây bạn nên tin tưởng hoàn toàn về hình thức văn, tức là về kỹ thuật và nghệ thuật diễn ý chớ còn nội dung lắm lúc phải cẩn thận phán biệt vàng thau.
Ơ những nước lạc hậu, coi chừng những hoạt đầu văn nghệ, rình rang vận động quảng cáo. Khốn nỗi là có những nhà phê bình văn học bị hối lộ tình cảm thành ra độc giả lắm lúc mua sách báo dễ bị lầm lạc. Nếu bạn biết ngoại ngữ thì nên đọc nguyên tác trước rồi hãy đọc bản dịch để tránh cái nạn người La Tinh gọi: “Dịch là phản” .

4. Đọc nhiều về loại sách báo triết và khoa học

Xét kỹ thì loại sách nào cũng có lý để tôi khuyên bạn nhiều cả. Nhưng riêng hai loại triết học và khoa học. tôi thấy có lý mạnh nhất để bạn nghiền ngẫm đến nơi đến chốn. Triết học là môn học tìm hiểu các nguyên nhân, còn khoa học là môn học tìm hiểu những sự kiện. Hai môn có địa hạt riêng biệt mà liên hệ trèo chéo nhau, bổ khuyết cho nhau. giúp ta tìm hiểu được các vấn đề lớn như về con người. đời sống con người, về vũ trụ, về tạo hóa, về định mệnh hiện thể và lai sinh.
Cả hai môn đều nhắm đối tượng tối hậu là chân lý, song riêng triết học người ta dễ lạm dụng để truyền bá tà thuyết hơn là khoa học.
Một trong những kết luận của thuyết tương đối Einstein là E : mc2. công thức vậy lý ấy vậy là vậy Đổi bậy, mờ ám là hỏng.
Còn triết lý mà lầm đường thì ôi thôi đủ thứ và không biết đường đâu mà rờ. Trong tôn giáo nhiều khi nó bị ép buộc và kết quả là bạn thấy đạo nào cũng có triết lý, ai cũng nói mình nắm chân lý và người ta cãi nhau từ ngày nhân loại có đạo cho đến bây giờ. Trong rừng tư tưởng triết học thuyết này, thuyết nọ, bạn hãy tưởng tượng giùm tôi có bao nhiêu thuyết nếu kể từ nền cổ triết Hy Lạp. La Tinh, các nền triết trung cổ âu châu, đến cái rừng như biển của Trung Quốc và của cả Ấn Độ nữa.
Kể sơ như vậy bạn có thấy cái rậm rạp kinh hồn của triết học không? Đi trúng đường thì triết là minh đạo đưa đến chân lý, còn nếu lệch dường thì quả thật nó là cái chợ phiên tập trung đủ thứ cãi vã từ đời này sang đời khác mà người nghiên cứu phải điên đầu vì không biết ai phải ai quấy Saint Thomas thời trung cổ ngồi “nhồi” lại Aristote. Descartes thì nấu lại hết cả Aristote lẫn Saint Thomas. Sartre dùng chổi hiện sinh quét sạch triết cổ, trung, cận đại. Đó là chưa nói đến những bàn tay duy tâm của Hégel, duy vật của Mạc, Nietzche. Còn nói chi những cánh rừng già triết học A Đông, nhất là Trung Quốc – ấn Độ.
Tuy triết học cổ kim, đông tây biên giới quá mịt mù như vậy,1 bạn đừng tưởng chân lý bị sa lầy trong rừng biển chủ thuyết. ít ra mỗi nền triết học có những tinh hoa vâ các tinh hoa ấy được hệ thống hóa thành triết học cổ điển mà một phần lớn được học trong các lớp triết. Bạn đọc nhiều và tiêm nhiễm các hệ thống tinh hoa ấy.
Còn khoa học thì cái gì cũng thanh thiên bạch nhật vì đặc tính số một của nó là minh xác. Càng đọc nhiều sách báo khoa học đầu óc của ta càng tập được những tập quán suy luận phân tích tổng hợp. Những nguyên tắc cột trụ của tổ chức học, của phương pháp học dần dần thâm nhập tiềm thức của ta. Nhờ đó, lúc nói năng như hành động, ta áp dụng một cách vô thức tinh thần khoa học.
Nếu bạn là người dưng tuổi mà đang tự học hay bạn là sinh viên hay học sinh, thì để vừa học vừa luyện tinh thần khoa học, bạn nên đọc kỹ cuốn La vie intellectuelle của Sertillanges và cuốn Lessources của Gratry. Cuốn trước nếu những nguyên tắc tổng quát xây dựng đời sống chân trí thức. Cuốn sau dạy áp dụng các nguyên tắc ấy vào những ngành học.
Còn để đọc một mạch các áng văn xuất sắc triết học và khoa học, bạn nên có cuốn De Montaigne à Louis de Broglie của Brunold và Jacob. Đọc kỹ các tác giả Alain, Boutroux, Carel, Broglie, Fourastié. Lavelle, Gabriel Marcel, Maritain Teihard Chardin.
Có điều bạn nên lưu ý là giữa tổ chức và phương pháp học không có gì khác biệt nhau lắm. Phương pháp học chính là áp dụng tổ chức theo tinh thần khoa học vào các môn học. Còn tổ chức tức là áp dụng linh thần khoa học vào các công việc. trứng dó có việc học. Còn khoáng trương chỉ là một việc làm của áp dụng tinh thần khoa học khi tổ chức có phương pháp.[/accordion]

PHẦN III

ĐỌC CÁCH NÀO?

[accordion title="Chương 11"]

CHƯƠNG XI

ĐỌC NHIỀU HAY ÍT, NHANH HAY CHẬM

ĐẠI YÊU
1. Đọc nhiều hay ít
2. Đọc mau hay chậm?
3. Muốn đọc ích lợi phải đọc trang nghiêm.
4. Một lời khuyên của Mạnh Tử.
5. Phân biệt sách và cuộc đời.

1. Đọc nhiều hay ít?

Khi bàn cùng bạn vấn đề này, tôi đã đọc cả chục tác giả danh tiếng, từ Saint Thomas, Goethe, Maurois, Pravel, Albalat, Flory đến một vài ngòi bút đáng tin cậy ở nước ta như Phạm Quỳnh, Phan Văn Hùm, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần. Tôi thấy ý kiến của họ phần nhiều giống nhau mà điểm chính nếu đọc được nhiều thì tốt mà phải đọc kỹ.
Từ thời trung cổ người ta hay nhắc đi nhắc lại câu của Saint Thomas: “Tôi sợ người nào chỉ đọc một cuốn sách”. Tác giả bộ Summa Théologica, khi thốt ra câu ấy đâu có chủ trương phải đọc ít. ông chỉ muốn nhấn mạnh là đọc kỹ từng cuốn nào đó thôi. Bằng chứng là khi đọc tác phẩm vĩ đại Summa Théologica, người ta thấy ông là người không phải chỉ đọc một cuốn sáchmà phải là người đã từng nuốt hàng đống sách. Định bàn một vấn đề nào nghiêm trang mà bạn đọc vài ba cuốn sách thì làm sao có đủ tài liệu dồi dào, chắc chắn.
Còn khi Goethe nói: “Cuốn sách nào dở đến đâu cũng có chỗ hay” là ông muốn nói gì. Dĩ nhiên là ông chủ trương đọc nhiều và phải đọc kỹ. Y sau này nằm trong câu ông nói với Eckermann: “Tôi đã bỏ tám mươi năm về việc đó (việc đọc) vậy mà ngày nay cũng chưa gọi được là đến nơi đến chốn”.
Hai tiếng tĩnh từ nhiều và kỹ, tôi khuyên bạn dùng tiếng nhiều đi đã. Đọc kỹ còn tùy trình độ của từng người. Bạn đọc nhiều đã là hay lắm rồi. Ơ thời đại ta, nhất là ở những nước hậu tiến, người ta lười đọc sách lắm. Sách càng sâu sắc càng bị ế, vào nhà bạn bè đứng tuổi, bạn coi mấy người có tủ sách. Rồi có tủ sách thì mấy cuốn được đọc Bạn đọc nhiều đó là hơn khá nhiều người rồi, vả lại trí nhớ của ta bội bạc lắm. Bạn đọc một trăm thì lúc cần dùng mới mong còn được năm, mười. Tôi nói đến đây chắc có bạn không vừa lòng, cho: tôi coi rẻ đọc kỹ mà chỉ chủ trương đọc lấy lượng. Tôi xin nói lại là đọc nhiều mà đọc kỹ được thì càng hay.

2. Đọc nhanh hay đọc chậm

Payot gọi những người đọc quá nhanh là những tài xế ô tô. Còn Rouìon thì so sánh họ như những con chó Ai Cập vừa chạy vừa uống nước sông Nil. Đào Tiềm của Trung Quốc thì đọc như chớp, cốt lấy đại ý, bỏ hết mọi chi tiết. Trong Ezéchias. III, I, Thánh Linh bảo đọc phải thưởng thức. Tôi thấy vấn đề không phải Ơ chỗ đọc nhanh hay chậm mà đọc sao cho ích lợi. Nếu sách báo dở, không cần thiết thì bạn đọc theo kiều Đào Tiềm. biết dại ý rồi quẳng di. Còn sách báo mà ý vàng, lời ngọc, thì chẳng những bạn theo lời khuyên của Faguet là đọc chậm, đọc phân tích mà còn theo lời khuyên của cả La Bruyère là đọc mà thưởng thức nữa.

3. Muốn được lợi ích phải đọc trang nghiêm

Từ thời phục hưng Urceo đã cho chạm trên chiếc đèn ở bàn viết câu: “Cuộc đọc sách nào bay mùi dầu thì bay mùi thơm: studia lucetnam olen tia optime olent”. Ẩn ý của ông là việc đọc nếu muốn có năng suất cao, phải công phu, được tổ chức trong bầu không khi trang nghiêm.
Đọc để giết thì giờ, đọc càn lấy chừng, lấy có, thì quả là giết thì giờ thật chớ không ích lợi gì ca.
Sách báo nào xây dựng tinh thần ta nhiều, thường là sách báo khó đọc, đọc dễ bắt chán. Trừ đôi trường hợp đọc để tìm một sinh thú, còn hễ đọc là để học, muốn học đắc lực không nện làm con bướm mà phải làm con ong mật. Vì việc đọc đòi buộc như vậy mà Ren an bảo: “đọc nếu muốn sinh lợi phải công phu” và Paul Valéry thú nhận: Hầu hết những sách mà tôi thích và tất cả sách đem lại cho một ích lợi đều là những sách không dễ đọc”.

4. Một lời khuyên của Mạnh Tử

Không chỉ nói riêng những nước hậu tiến, ngay ở những nước trình độ văn hóa rất cao, nhiều người dễ mắc tật nô lệ điều mình đọc. Sách báo nào họ cầm đến đều được họ tin tưởng như một thứ Thánh kinh. Tật đó nguy hiểm cho tinh thần vì sự hiểu biết rút ra trong việc đọc thay vì mở rộng tinh thần, tập tinh thần sáng suốt tự quyết lại giam hãm tinh thần và bắt nó làm nô lệ.
Cố ý cho bạn và tôi tránh tật đó, Mạnh Tử khuyên: “tận tín thư bất như vô thư”. Phải đọc một tác giả nào, ta có thiện cảm dự bị sẵn cho họ, song ta vẫn giữ vững óc phán đoán độc lập của ta. Ta chỉ nên tin những gì đáng tin.
Thời càng tao loạn, đời sống vật chất càng mắc mỏ, càng có nhiều kẻ dùng ngòi bút như bất cư phương tiện nào để kiếm đống, mà đã như vậy rồi thì còn nói gì sứ mệnh văn nghệ. Bạn đọc là bạn dự định tự xây dựng rồi giao phó trọn tư tưởng vào những tác giả vô ý thức trách nhiệm thì đó là một thứ tự tử tinh thần. Một đàng làm ăn, kiếm cơm, một đàng tự giáo dục. Thật mỉa mai.
Trong một chương trước, tôi nói, tuổi trẻ cần được nhà giáo dục hướng dẫn bước đầu trong việc đọc. Người đọc. nhiều đến đâu, kể cả những nhà bác học thuộc bậc Newton, Einstein, trong mười lần tư tưởng ít ra cũng đôi ba lần lầm.
Người thì mắc tật rờ voi là thấy đâu quyết đoán đó như anh mù đụng chân voi bảo là cây cột, bụng voi bảo là cái lu.
Người khác mắc tật nông nổi thấy cái gì cũng toàn đại cương, không cái gi sâu sắc. vững vàng.
Hạng trên đọc vài cuốn sách, tờ báo chính trị rồi huênh hoang luận về tình thế quốc nội, quốc ngoại bằng luận điệu võ đoán. Đọc vài tác phẩmcủa Sartre thì lên mặt báo dạy cho thanh niên về luận sinh và tưởng mình là thấu triệt triết học cổ kim.
Hạng dưới tưởng mình là “ông biết hết”; sách nào cũng đọc nửa nửa, gặp ai cũng bàn những vấn đề to tát mà nói toàn chuyện phớt ngoài da.
Cả hai đều mang một đồng bệnh là thành kiến tự cho mình cái gì cũng nắm vững chân lý. Nòng cốt của thành kiến là chủ quan. Chủ quan là một trong những đố ky của tinh thần khoa học. Lúc đọc sách báo cố tránh bệnh thành kiến.
Trong cuốn Tự học để thành công. Nguyễn Hiến Lê khuyên bạn áp dụng bốn nguyên tắc của Descartes: Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc cột trụ của khoa học là chỉ nhận thức cái gì đã chứng minh là thật. Ba nguyên tắc sau là phân tích, tổng hợp và kiểm điểm.

5. Phân biệt sách và cuộc đời

Hồi làm Tống giám mục thành Milan, nhân buổi lễ khánh thành thư viện Thánh Ambroise, đức giáo hoàng Pie XI nêu cho các nhà nghiên cứu Ơ đó khẩu hiệu: “Kiến thức phục vụ đời sống”.
Nhiều nhà trí thức mê sách đến đỗi tự chôn mình trong thành trì lý thuyết của sách không còn biết phân biệt sách và cuộc đời. Họ là những bộ óc siêu thực tế. Ta thu thập kiến thức để sống đắc lực với đời sống chớ không phải biết để mà biết. Còn lên một bậc nữa là phải tìm biết thực tế chớ không sa lầy trong những ảo tưởng sách báo là cuộc đời xuyên qua bộ óc người viết chớ không phải chính là cuộc đời. Phải dùng sách báo như phương tiện tìm cho được bộ mặt thực của cuộc đời. Hen ri Pradel khuyên: “Ta đừng tự tạo thành bộ óc bằng giấy”.[/accordion]

[accordion title="Chương 12"]

CHƯƠNG XII

LÀM SAO ĐỌC ĐỂ HỌC

ĐẠI YẾU
1. Đọc với óc phê bình.
2. Đọc với tinh thần tập trung.
3. Đọc mà cố ý tự học.
4. Đọc với óc minh mẫn.
5. Đọc với cây bút chì.
6. Đọc mà thẩm định giá trị chân lý của tác phẩm.
7. Đọc mà đối chiếu với những tác phẩm đồng loại ở ngoại quốc.
8. Đọc đi đọc lại.

1. Đọc với óc phê bình

Ngay những mầu nhiệm của tôn giáo, có khi bạn đọc cũng phải tìm hiểu. Chuẩn bị sẵn đầu óc phán đoán theo tinh thần khoa học trước khi đọc bất cứ sách báo nào, kể cả cuốn kinh Thánh óc phê bình không phải là óc vạch lá tìm sâu kiểu của một nhân vật trong kịch Misanthrope” của Molière. Hắn muốn thấy ai viết cái gì cũng toàn khuyết điểm và tưởng rằng ca ngợi không phải là khôn.
Óc phê bình chân chính là bình tĩnh, sáng suốt bình phẩm đúng giá trị điều mình đọc. Người đọc tự hỏi: “Tôi vô tư với tác giả tôi đọc. Mà ông muốn nói gì đây? Tôi muốn thảo luận với ông. ông nói đúng không? ông quả quyết có quá lố lăng, có bằng chứng đủ không? Về nội dung có tư tưởng nào xây dựng? Về hình thức, từ ngữ cú pháp nào đẹp?”. Đọc với tinh thần bình phẩm như vậy, óc phán đoán ngày một tinh nhuệ, thị hiếu ngày một phát triển, bản lĩnh ngày một cao cường.

2. Đọc với tinh thần tập trung

Joubert nói: Con ong mật và con ông vò vẽ cùng hút mật bông hoa mà cả hai không rút ra mật giống nhau. Cùng đọc một cuốn sách, một tờ báo nhưng không phải ai cũng thu thập ích lợi giống nhau. Người thì đọc với sự chú ý, dốc hết tâm tư vào việc đọc Người thì tâm trạng xao xuyến, đầu óc náo động, tay cầm sách mà tâm trí tản mác đâu đâu
Ở thời đại ta, việc tập trung tinh thần ngày một khó vì đủ thứ nguyên nhân. Bác sĩ Ren Lacroix đã phải viết một cuốn sách gần hai trăm trang để bàn về tật vô ý của thời hiện kim. Nguyên nhân gây tính lơ đãng thật phức tạp. Các phương tiện lưu thông như lưới nhện và chớp nhoáng. Đang nằm yên tĩnh trên giường bỗng điện thoại reo. Bước ra đường thì thấy từ người đến xe cộ như đang cơn hốt hoảng chạy và chạy. Trong nhiều gia đình, máy thâu thanh mở veo véo cả ngày. Đủ thứ đồ ăn thức uống kích thích thần kinh làm cho hệ thần kinh không khác gì bị phỏng nước sôi. Hầu hết những cuộc giải trí đều lấy hình ảnh, ca nhạc giật gân làm căn bản. Đó là chưa nói cảnh bom đạn rùng rợn của thời tao loạn. Tinh thần hoạt động giữa ngần ấy nguyên nhân kích thích náo động như vậy làm sao để tập trung, để bình phẩm những tác phẩm sâu sắc.
Đọc mà thực hữu ích là vừa đọc vừa sáng tạo Sáng tạo tiêu cực là đề phòng những sai lầm. ngụy biện. Sáng tạo tích cực là thu hút tiêu hóa những tư tưởng bổ dưỡng. Một tác phẩm hay là một tác phẩm đặt những vấn đề báo động cho ta suy nghĩ, lo âu về thân phận, nhiệm vụ của mình, mà để lĩnh hội cho được, thưởng thức cái hay thâm thúy của một tác phẩm tinh thần cần phải tập trung, phải làm công việc mà Sertillanges gọi là đinh ốc xoay tròn.

3. Đọc mà cố ý tự học

Joubert nói: “Không thể nào tự học nếu người ta chỉ đọc cái gì mình thích”. Ai đi sâu vào đời sống tinh thần, tất đã biết điều này. Là tự nhiên ta ưa đọc cái gì ta thích mà bắt chán cái gì ta chưa thông. Tinh thần ta cần được phong phú mà đọc là cố ý tự học, chớ không phải để giải trí. Cầm một cuốn sách, một tờ báo ta phải nhất định rút trong đó một cái gì. Cái đó phải hay, đẹp và mới mẻ chớ không phải cũ mèm ta nhai đi nhai lại hoài. Trong cuốn La vie intellectuelle ở trang 115, Sertillanges so sánh đầu óc cần thứ gì để nuôi sống gia đình chớ không phải gặp cái gì cũng mua. Ta đọc ta nhắm bồi bổ tinh thần khía cạnh nào chớ không phải gặp cái gì cũng đọc.

4. Đọc với óc minh mẫn

Đọc với óc minh mẫn là sáng suốt nhận coi tác giả dẫn dụ, chinh phục ta nhờ chính điều phải lẽ hay mà tác giả trình bày hay ao lối hành văn mê hoặc. Đọc với đầu óc minh mẫn còn phải đi sâu hơn nữa là phải tự đặt mình ở địa vị tác giả, nắm phương pháp suy tưởng của tác giả. Bạn nên bắt chước Balmès ở chỗ cầm sách lên đọc bài tựa và mục lục rồi xếp sách lại tự nghĩ coi nếu đứng ở địa vị tác giả bạn xét vấn đề cách nào. Đức Hồng Y Bandrillart thuộc Hàn Lâm Viên Pháp còn khuyên ta thấy một cuốn sách nào, suy nghĩ kỹ nhan đề của nó rồi làm sơ một bản mục lục, ghi một số ý chính rồi đối chiếu với nội dung cuốn sách ta coi và tác giả bàn khác nhau chỗ nào.
Óc minh mẫn và phương pháp cũng giúp ta đọc mỗi loại văn với tinh thần đặc biệt. Đọc sách khoa học không như đọc thơ. Đọc kinh Thánh kinh Dịch không như đọc kịch của Molière hay chuyện Ngàn lẻ một đêm. Đọc mà lĩnh hội chu đáo một tác phẩm phải làm công việc của người muốn ăn tủy cần đập bể ống xương. Phương thế tối cần và gần như duy nhất là suy gẫm, nghiền ngẫm, tìm cách đi sâu vào lòng tác phẩm, am tường thâm ý của tác giả.

5. Đọc với cây bút chì

Tôi muốn nói khi đọc, dù đọc để giải trí, bạn nên có trong tay một bút chì, để gạch chỗ hay chỗ dở cần lưu ý. Dùng bút chì đỡ dơ sách. Tôi trọng những người cưng sách nhưng tôi hồ nghi họ ít đọc. Tôi thấy nhiều người bạn bao sách có vẻ o bế, cất sách thăm thẳm trong tủ kiềng, sách lỡ dơ họ xót xa trong bụng như chịu tang. Những người đó mỗi lần gạch lên sách chắc như cầm dao khứa vào tay họ. Bạn có tin sách là phương tiện để học tự học không hay học coi như đồ cổ ở viện bảo tàng. Mua sách là định đi con đường học giả chớ có phải tính làm chủ kho sách đâu Bạn phải tập thói quen khi đọc luôn có trong tay cây bút chì để đánh dấu những chỗ hay; chỗ dở, chỗ không hiểu, chỗ hồ nghi, chỗ lặp lại, chỗ sai lầm/ chỗ thiếu sót. Dùng những dấu hiệu nào đó mà bạn thích. Một cuốn sách mà đọc qua bạn không ghi vào đó nhận xét nào vẫn còn là cuốn sách xa lạ đối với bạn. Trái lại biết cách gạch dưới những chỗ hay dở bạn chẳng những tự luyện về tư tưởng mà còn làm giàu về ngữ vựng, nắm được phương pháp sáng tác hoặc phiên dịch. Những bạn mới cầm bút sẽ rất có lợi khi đọc mà biết nhận xét câu văn nào rỗng, ý nào loãng, lời nào không chính xác. Từ những nhận xét trong sách báo. bạn luyện tập tâm tính. Thí dụ bạn chú ý trọng gạch những câu mờ ám. .tự nhiên bạn quen tính làm cái gì cũng rõ rệt, nói cái gì cũng dứt khoát. Không phải vô lý mà Bossuet lúc làm phụ đạo đã dạy hoàng tử rằng: “Hôm nay con mờ ám trong cái khái niệm văn phạm thì ngày mai con mờ ám trong quốc sự”.
Vừa rồi tình cờ tôi lật ra một cuốn sách Việt văn thấy một dấu hỏi. Tôi đọc kỹ lại, thấy tác giả thuật lại cái chết của Socrate phỏng theo một đoạn văn trong cuốn Phédon của Platon mà tác giả viết là của Socrate. Cũng tình cờ tôi gặp một trang của một cuốn sách loại học làm người nọ thấy một dấu hỏi và một dấu than. Tôi đọc lại vào nhớ là tác giả đã dịch nguyên văn một đoạn của cuốn Comment acquérir une culture individuelle” của bác sĩ Hen ri Arthus mà không để trong ngoặc kép, không ghi xuất xứ. Trong bìa cuốn Milieu divin của Teilhard de Chardin của tôi, tôi để chữ R và 1927. Dấu ấy làm tôi nhớ mãi là năm 1927, Rôm không ban phép xuất bản (imprimatur) cho tác phẩm này vì cho quan niệm thần học trong đó nguy hiểm. Ai lớn tuổi rồi lục lại tủ sách của mình, thấy càng nhiều nét gạch, càng nhiều ghi chú, càng có cái vui thâm trầm. Nó bắt người ta hoài cổ, nghĩ ngợi và tự tín.

6. Đọc mà thẩm định giá trị luân lý của tác phẩm

Không đòi hỏi sách báo nào cũng giảng luân lý. Song coi chừng nhiều tác giả lạm dụng thị hiếu thấp hèn của độc giả non tuổi, để phổ biến loại sách khiêu dâm. Có khi người ta nhân danh khoa học nghệ thuật để đầu độc tinh thần độc giả và độc giả nhiễm độc hồi nào không hay. Đọc một tác phẩm, thấy mô tả toàn chuyện tồi bại, bất công, độc ác bạn phải đặt câu hỏi: Tác giả muốn gì? Cái bậy có bị độc giả lên án không? Hay nhân danh nghệ thuật hoặc gì gì đó, tác giả cứ dọn cho tinh thần toàn những món ăn mà nếu giấy mực bốc hơi được thì độc giả ngửi toàn uế khí. Đọc một tác phẩm, ta thấy bắt chước được cái gì. Những điều tác giả ca tụng, kích thước giá trị cỡ nào. Tác giả nói thiện, ác, phải, quấy, quyền lợi, bổn phận mà dựa trên tiêu chuẩn nào? Đúng không? Đọc xong tác phẩm, thấy tinh thần ta đi lên hay xuống dốc.

7. Đọc mà dối chiếu với những tác phẩm đồng loại ở ngoại quốc

Phải tự tập giải thoát khỏi tật ếch nằm đáy giếng. Đọc cuốn sách nào bằng tiếng mẹ đẻ, nếu tiện phải so sánh nó với một cuốn cùng loại viết bằng ngoại ngữ để coi hai tác giả lập luận vấn đề làm sao. Đọc cuốn Phật giáo đại quan của Phạm Quỳnh xong bạn thử đối chiếu nó với cuốn La Rencontre du Boudhisme ét de 1’ Occident của Henride Lubac coi. Đọc nhiều tiểu thuyết Việt bạn thử so sánh chúng với những tác phẩm của Balzac, Tolstoi, Faukner, Kafka, Hemingway, Sartre, Mauriac, ít ra về một hai phương diện nào đó như về bố cục, về nghệ thuật diễn tả chẳng hạn. Phải nắm vững óc phán đoán vô tư khi đối chiếu. Đừng thiên vị do ảnh hưởng của các hình thức quảng cáo phe phái của một số nhà văn trẻ non. Bài mà khéo vận động nổi đình đám. Hãy bình tĩnh so sánh nội dung, hình thức của những tác phẩm dối chiếu. Làm công việc này. ta thấy tinh thần ngày một mở mang, nghệ thuật đọc và thẩm định giá trị văn nghệ ngày một cao.

8. Đọc đi đọc lại

Tác phẩm nào gọi là danh phẩm đều phải được đọc đi đọc lại nhiều lần. Đọc một lần một tác Phẩm viết công phu, dù đọc kỹ đến đâu, ta vẫn mới nắm đại khái ý của tác giả. Muốn đọc để học. phải đọc nhiều lần từ mục lục, rồi tựa, đến các phần, các chương, các đoạn của sách. Nhờ đọc lại, bạn thấy phần mở được phần kết làm sáng tỏ, các phần bổ trợ nhau hay ngược lại các phần tố cáonhau, để bại lộ chỗ vụng về của tác giả. Sách nào hay. đọc lại cũng thấy thú vị. Trong cuốn L’art de lire, Emille Faguet nói chí lý: “đọc lại là đọc những hồi ký của mình mà không cần viết nó ra”. Còn Henri Pravel nói: “một cuốn sách không đáng đọc lại là một cuốn sách không đáng đọc”. Có thể nói hầu hết sách báo khảo cứu đều cần đọc lại. Đọc lại ít ra nhắm ba mục đích: Đọc lại để lĩnh hội toàn vẹn tác phẩm, đọc lại để nhớ, để học và đọc lại để tập thực hành những điều sách báo dạy. Riêng mục đích sau hết này tối cần cho những loại sách đào luyện tâm hồn. Tôi có một ông bạn đi đâu cũng mang trong cặp da cuốn sách L’art de vouloir của Antonin Eymieu. Những tiểu thuyết lừng danh thế giới như các bộ Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Đông Châu Liệt Quốc, Truyện Kiều, Comédie divine, Comédie humaine v.v… cũng là những sách phải đọc đi đọc lại vì một hay hai mục đích nói trên.[/accordion]

[accordion title="Chương 13"]

CHƯƠNG XIII

GIAO TIẾP VỚI NHỮNG THIÊN TÀI

ĐẠI YẾU
1. Tự hạ mình để nhìn lên cao.
2. Xã hội thiên tài không đông khách.
3. Thiên tài mạc khtỉi cho ta cái gì?
4. Thế giới thiên tài là thế giới thinh lặng.

1. Tự hạ mình dể nhìn lên cao

Trên đỉnh trời trí thức của nhân loại, các thiên tài Đông Tây kim cổ kết thành một đại gia đình mà gương sáng của họ đối với ta là tấm gương vạn đại. Bao nhiêu người đồng thời với họ đã thành cát bụi trong lòng đất. Công trình và phương danh của họ thành bất tử. Có thể lúc sanh thời, đời ít biết tới họ, họ sống cơ cực. Nhưng qua đời, họ có thế lực vô biên ảnh hưởng đến ta. Tập tễnh đi trên con đường trí thức, ta phải biết tự hạ mình để nhìn lên những ngôi sao của nhân loại.
Tôi muốn bạn tập giao tiếp với những thiên tài ở mọi nơi và mọi thời họ đều biết mặt. Càng gần gũi họ, tinh thần ta càng cao cả. Đọc một tác phẩm, học một tác phẩm ta phải biết lắng tai nghe những thiên tài nói chuyện. Tiếng nói của họ là ngàn vàng. Tư tưởng cao siêu của họ nằm giữa lòng những câu, những chữ. Nhiều người phải tập nhiều năm mới thưởng thức được tinh hoa của họ.
Nếu bạn là nhà bác học bạn sẽ gần gũi với những Archimède, Gallilée, Lavoisier, Claude Bemard, ông bà Curie. Nếu bạn là nghệ sĩ thì tri âm của bạn là Mozart, Chopin, Léonard de Vinci, Raphael, Michel Ang, Picasso.
Nếu bạn là văn gia, thi sĩ. thì bạn thuộc quý quyến của những Homère, Horace, Virgile, Dante, Nguyễn Du, Shakespeare.
Nếu bạn là hùng biện gia thì ba tấc lưỡi của những Giun Kim Khâu, Vicéron, Démosthène, Bossuet, Tô Tần không làm bạn say mê sao?
Nếu bạn là nhà tu đức thì những bữa ăn tinh thần của bạn là những Thánh kinh, Tam Tạng, Coran những Saint Paul, Augustin, Saint Thérèse.
Tự gia nhập vào đại gia đình danh nhân thánh nhân là phương thế bảo đảm vững chắc cho đời sống tinh thần.
Giao tiếp thường với họ, ca từng họ là cách làm cho ta giống họ lần lần.
Đọc họ nhiều, họ tập cho ta quen với khí hậu của vĩ nhân. Trong đó bộ mặt chân lý được lộ hình rõ rệt.

2. Xã hội thiên tài không đông khách

Nhân loại thì đông đấy, dưới chân tôi và bạn đây chắc đang sắp lớp lớp tro tàn của hài cốt tiền nhân. Song giới thiên tài thì không chật như nêm dâu. Qua bao thế hệ nhà nho còn lại được mấy Nguyễn Du. Nền văn minh rực rỡ của Hy Lạp và La Mã kết tinh được mấy người thuộc nòi giống Homère, Pindare, Hérodote, Eschyle, Sophocle, Euripide, Socráte, Xenophon, Platon, Plutarque, Plaute, Térence, Cicéron, Titelive, Virgile, Horace, Ovide, Phèdre, Sènèque, Pétrons, Tacite.
Trong ngành nào của văn minh nhân loại cũng vậy, người tham đừ có thể đông mà người lưu danh bất tử bao giờ cũng ít. Riêng người thưởng thức những thiên tài hẳn là đông. Người ta thường chỉ biết qua một số nét chính yếu về các thiên tài chớ không mấy kẻ chịu khó đi sâu vào thế giới thiên tài.

3. Thiên tài mạc khải cho ta cái gì?

Theo vết chân của thiên tài đi vào thế giới của họ, ta ý thức một tinh thần toàn năng bao trùm hết các bậc thượng trí. Về tinh thần đó Victor Hugo nói: “Thượng đế, tác giả tiên khởi của hết mọi điều người ta sáng tác. Thiên tài mạc khải cho ta cái gì tinh hoa nhất của nhân loại”.
Mỗi người trong họ, một Homère, một Shakespeare, một Faukner chẳng hạn, mỗi người là tập trung của hằng mấy thế kỷ tiến bộ của nhân loại. Vì lẽ đó khi đi sâu vào một thiên tài, ta được họ đưa ta đến những trí thức mà họ đã khám phá: Những miền đó có khi là những thế hệ văn hóa kết tinh trong họ. Tuy nhiên thiên tài hiếm hoi song việc đọc khoáng trương học ra cho chúng ta, mỗi lần đọc một trang sách do thiên tài viết ta thấy đầu óc như đi hia bảy dặm tiến vào bờ cõi trí thức vô biện. Để đạt được mục đích đó, theo Sertillanges chỉ cần có hai điều kiện là chờ đợi và trung tín.

4. Thế giới thiên tài là thế giới thinh lặng

Không công trình nào của thiên tài mà không được xây dựng trong thinh lặng. Emerson lúc làm việc tự coi mình là lạc loài trong vũ trụ như “một tên rừng rú”. Platon thức đêm một mình một bóng đến nỗi ông nói: “Ông uống dầu trong đèn của ông nhiều hơn rượu trong ly của ông”. Ravignan nói chí lý: “Cô tịch là quê hương của những dũng nhân, thinh lặng là kinh nguyện của họ”. Những danh nhân thường dược hoàn thành trong nhiều năm giữa bầu không khí tịch mịch. virgile viết cuốn lnéide trên ba mươi năm. Victor Hu go bỏ ra bốn mươi năm để soạn bộ Les Misérables. Con đường đi vào lâu đài hiển danh, vào thế giới bất hủ là thinh lặng, vậy ta bước theo gót các thiên tài ta cũng phải tạo trong tâm hồn ta bầu không khí tịch mịch. Người mà nội tâm xao xuyến sẽ nhìn thế giới thiên tài như một sa mạc khô khan.
Ngày xưa có một số người Do Thái ghét Chúa Giê su đặt câu hỏi mỉa mai: “ở Nazareth có cái gì hay?”. Trần gian này cũng có thể bị hỏi: “Có cái gì hay?”. Nhưng trần gian không đến nỗi không có cái gì hay. Phải có cặp mắt biết nhìn. Bóng thiên tài cùng tinh hoa nhân loại nằm im lờn trong giới suy tưởng giống như những hình ảnh ẩn dưới mặt hồ. Nước trong yên mới thấy được.[/accordion]

[accordion title="Chương 14"]

CHƯƠNG XIV

ĐỌC BÁO, ĐỌC TIỂU THUYẾT, ĐỌC THƠ CÁCH NÀO?

ĐẠI YẾU
1. Đọc báo cách nào?
2. Đọc tiểu thuyết cách nào?
3. Đọc thơ cách nào?

1. Đọc báo cách nào?

Tôi không muốn bạn quá chú trọng bề trái của báo chí. Vì nhiều lý do từ chính trị, đến nghề nghiệp, lắm khi báo có những điểm đáng trách. Chẳng hạn ngòi bút bị bẻ quẹo viết một chiều, viết vội vã quá văn bất thành cú, viết lếu láo những tin vịt, viết bươi móc vì óc tư thù, viết nhảm nhí, khiêu dâm để câu khách. Người ta có thể kể hàng chục tội khác của báo chí, những tội mà sách cũng có thể phạm. Ở đây tôi muốn bạn bình tĩnh định giá báo chí, nhận đúng vai trò của nó rồi xét coi phải đọc nó như thế nào để xây dựng cái học căn bản, hay để bổ túc phần nào kiến thức đã có hay chỉ để biết tuế tóa.
Về vai trò của báo chí, nhiều danh nhân đã cho nhiều ý kiến xác đáng.
Đức Léon XIII nói: “Báo chí là một lực lượng… cho cái thiện cũng như cho cái ác nhất là Ơ thời đại chúng ta”. Nếu tôi phải cung hiến gậy giáo hoàng, các lễ phục và bất động sản của tôi để cứu sống tờ Difesa (nhật báo công giáo ở Vénise) thì tôi cũng sẵn sàng. Đó là lời của ai bạn biết không. Của Thánh Giáo hoàng Pie X. Bạn hãy nghe tiếp ý kiến của ông Grémieux: “Các bạn hãy coi tất cả những gì còn lại là vô ích, tiền bạc, danh vọng, là vô ích, báo chí là trên hết, nắm được báo chí chúng ta sẽ có hết những cái còn lại”. Còn Nia Mazel quả quyết: “Ai nắm được báo chí và học đường là nắm cái cân. Báo chí là học đường của người lớn”.
Đại khái, nhiệm vụ chính của báo chí là thông tin, hướng dẫn dư luận về các vấn đề chính trị, xã hội kinh tế, chiến sự. v.v… Người ta cũng đáng xem trong báo chí những bài khảo cứu về các vấn đề văn học, khoa học, triết học v.v.. Nhưng trọng tâm nhiệm vụ của báo chí vẫn là thông tin và hướng dẫn dư luận. Nếu bạn định tìm biết các tin tức, muốn được những hướng dẫn nào đó về thời sự thì bạn nghiền ngẫm báo. Còn nếu bạn định xây dựng một vốn học căn bản. thì tôi xin bạn dè dặt. Tôi vẫn biết có nhiều người hiểu cao biết rộng nhờ đọc những tạp chí như Sélection, Ecclésia, Etude, sách giáo khoa. Nhưng xét tận cùng thì những hiểu biết ấy là những hiểu biết bổ túc mà thôi. Những người viết khảo luận trong báo thường viết cho những độc giả có sẵn một vốn học nào rồi. Người được chuẩn bị đọc có lợi hơn người mới tự học. Vả lại các bài trên báo có tính cách liên tục. Nay kênh đào Suez được bàn sôi nổi, mai đề cập ảnh hưởng của Kút Xếp, mốt bàn về đời tư của Nữ hoàng Elizabeth. những cánh thư ngọt của Napoleon. Không vấn đề nào giải quyết dứt khoát. Người đọc như người 41 dạo Thảo Cầm Viên, cái gì cũng thưởng thức một chút mà chỉ làm con bướm chớ không làm con ong. Còn cái nạn trên các báo có những bài phê bình văn học cũng những kẻ bất tài mà tự cho mình là ngự sử văn đàn. Họ đeo cặp kiềng màu nào đó có lúc thì duy vật, lúc thì duy tâm, nay theo đạo này, mai theo đạo khác, nay theo trường phái văn học này mốt theo khuynh hướng văn học kia. Người đọc yếu bóng vía phú trọn xác hồn cho họ dẫn. Không biết họ dẫn các kẻ ấy đi về đâu?
Những khảo cứu chuyên môn trên báo thường có lợi cho những nhà chuyên môn, hay những bậc túc học, óc phán đoán đã già giặn, còn những người tự học cần những món ăn tinh thần được hệ thống hóa từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp là những cái báo chí không có mà chỉ có trong sách thôi.
Đã biết nội dung cất yếu của báo chí như vậy thì người cần học đừng đòi hỏi ở nó quá phạm vi của nó. Mỗi ngày bạn chỉ để khoảng mười lăm phút đọc các tin tức, lối nửa giờ đọc các bài khảo cứu trong tạp chí thôi, còn những giờ rảnh khác để đọc sách. Để đỡ tốn giờ đọc tạp chí, mà vẫn hiệu quả cho việc tự học, bạn có một cuốn sổ riêng ghi các đề tài khảo cứu trong báo rồi sắp các báo ấy thứ tự sao cho dễ tìm đọc lại. Đến lúc cần viết hay thuyết trình các vấn đề ấy, bạn tra cứu.

2. Đọc tiểu thuyết cách nào?

Tôi có cần kể cho bạn những ích lợi chính của tiểu thuyết không? Ngày nay tiểu thuyết chia ra cả chục loại, từ tiểu thuyết tâm lý, xã hội, kiếm hiệp, lịch sử, luận đề, tả chân. phong tục đến tiểu thuyết khoa học, triết lý. Trừ một số tiểu thuyết gia chuyên đầu độc độc giả bằng những tà thuyết hay những nhảm nhí, khiêu dâm, hầu hết người viết tiểu thuyết đều nhắm những mục đích xây dựng gián tiếp hay trực tiếp một cái gì. Xây dựng trực tiếp, nói ngay, nói thắng gần như văn khảo cứu thì đó là chủ đích của tiểu thuyết luận đề. Ở nước ta điển hình có cuốn Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Còn xây dựng gián tiếp là các loại tiểu thuyết trong đó nhà văn mô tả phân tích, kể lể, phơi bày thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm. Nhà văn lánh mặt nói phải quấy mà để các sự việc tự chúng nói với độc giả. Đọc tiểu thuyết ngoài cái lợi sống rộng, sống sâu thêm đời sống hiện tại của mình. Mỗi cuốn tiểu thuyết là một xã hội, là một đoạn đời, là một số kiếp sống thu gọn lại
Tiêu khiển bằng tiểu thuyết là cái thú vô tả Lâm Ngữ Đường khuyên nên tìm cái thú ấy vào những đêm mưa dầm. Tôi còn nhớ hai mươi năm về trước, những đêm thức khuya gửi bòn bon, giật thùng thiếc cho dơi quạ bay, quơ đuốc đuổi bướm đút bòn bon, làm một cái lán trại canh nằm thì đọc cuốn Nghìn lẻ một đêm và bộ Phong Thần. Hồi còn ở mấy lớp nhỏ của trung học, tôi được giáo sư khuyên đọc mấy cuốn Les deux nigauds, Le Mauvais Génie. Les bon enfans của Comtesse de Ségur. Chuyện đọc hấp dẫn. Pháp văn viết gọn sáng, dễ hiểu. Ý tưởng xây dựng. Mấy tháng nghỉ hè đi đâu tôi cũng mang theo vài cuốn của Jules Verne: Une ville Flottante, L’epave du Cythia, Le Docteur OX…
Chắc trong đời bạn nhiều lúc đã hưởng cái thú thần tiện của đọc tiểu thuyết. Tôi không dám nói cái thú quá đam mê của cô hàng bán vải chuyên đọc trang trong của nhật báo, hạng cô nữ sinh ôm kè kè các cuốn tiểu thuyết hiện sinh. Tôi muốn nói cái thú thanh cao chừng mực trong tuần lễ bạn được rảnh và vài giờ thưởng thức những Kafka, Hemingway, Steibeck, Jauriac, Clandel…
Còn cái lợi về kiến thức do đọc tiểu thuyết thì rõ rệt lắm. Bạn hãy tưởng tượng giùm tôi sức ảnh hưởng của các bộ tiểu thuyết Đông Châu Liệt Quốc, Tam Quốc và Thủy Hử đi. Đừng nói đến giá trị về sử trong các bộ tiểu thuyết lịch sử ấy. Bạn không thấy chúng được từ u sang Á cho là kho tàng khôn ngoan về xử thế, tiếp vật sao? Muốn biết về sinh hoạt văn hóa, chế độ thi cử của các lớp ông cha ta thời nho học thịnh hành thì tại sao ta không đọc kỹ Liều chõng của Ngô Tất Tố, và Bút nghiên của Chu Thiên. Bạn là người miền Bắc muốn rõ đời sống dân quê miền Nam thì đọc Hồ Biểu Chánh, Phi Vân. Tôi dốt đời sống dân quên miền Bắc thì tôi đọc Quê người của Tô Hoài, Con trâu của Trần Tiêu.
Đọc tiểu thuyết để tiêu khiển và phong Phú hóa đời sống thì cổ kim không ai dám phủ nhận. Song trong rừng tiểu thuyết vàng thau lẫn lộn bạn hãy đọc kỹ giùm tôi lời thú tội chân thành của một ‘tiểu thuyết gia lừng đanh bên Pháp, Anatole France tên thật là Anatole Francois Thibault, tác giả của 41 tác phẩm: “Tôi sẽ đi qua cuộc đời để đặt cốt mìn trong những giấy gói thịt”. Người trí thức đứng tuổi nào nghe nói đến sức phá hoại tinh thần của tiểu thuyết xấu mà không rợn mình. Nhiều nhà văn vốn học non nớt, có người không được phân nửa văn trung học, Chuyên lôi những chuyện tình cải lương, phòng trà, thanh lâu, những chuyện cao bồi, kiếm hiệp tán rộng, tán dài đăng báo rồi in thành sách màu bìa hấp dẫn lứa tuổi chân ướt chân ráo trên đường đời. Thường tiểu thuyết dễ tiêu thụ là tại phần đông trong xã hội, kể cả xã hội trí thức, rất ưa chuộng. Cái gì ít đòi hỏi suy nghĩ, thị hiếu thông thường là hướng về tình tự, đổ máu, chơi bời, quái đản. Dân tộc càng ấu trĩ thì loại tiểu thuyết đầu độc càng sanh sôi nảy nở nhung nhúc. ĐÓ là chưa nói đến cái nạn “trùm tiểu thuyết” là những tay chuyên môn mua tiểu thuyết tồi bại, bọc giấy cứng cho mướn. Người ta nói khách thường xuyên của mấy O cho thuê sách này là nữ sinh, khống biết đúng vậy không. Nếu thực vậy tội nghiệp cho thế hệ tuổi xanh của dân tộc này quá.
Trong 127 cuốn tiểu thuyết của Balzac được mấy cuốn xây dựng mà Jules Vallès viết về ông thế này: “ông đã làm bao nhiêu quan tòa điên dầu và bao nhiêu bà mẹ rơi lệ”.
Thánh nữ Thérèse D’avila tự thú hồi mười bốn tuổi bà bị khủng hoảng tinh thần tại vì mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp. Các nhận định trên không có nghĩa là quơ đũa cả nắm, cho rằng hễ tiểu thuyết là đầu độc. Có thể nói về tiểu thuyết như Đức Giáo hoàng Pie X nói về báo chí: “Báo chí nuôi dưỡng và đầu độc”, tiểu thuyết nuôi dưỡng và đầu độc nghĩa là có thể tốt mà cũng có thể xấu. Cũng như đối với báo chí, ta đừng đòi hỏi nhiều quá ở tiểu thuyết. Ta quá biết tiểu thuyết là nói chuyện gián tiếp với độc giả về một vấn đề gì mà dùng văn chương hoa mỹ để nói. Nhà tiểu thuyết vừa đối thoại với ta vừa làm ăn, họ khác nhà khảo cứu ở chỗ nhà khảo cứu thì nói trực tiếp, ái tình thì gọi là ái tình. đàn bà ghen độc thì gọi là đàn bà ghen độc, còn họ gọi ái tình là điệu đàn muôn thuở, là việc làm của thần Vệ Nữ, và để nói việc đàn bà ghen độc họ dựng lên một Hoạn Thư: “ở ăn thì nết cũng hay, nói điều ràng buộc thì tay cũng già” một Thúc Sinh: “Như con bướm lượn vành mà chơi”, một Thúy Kiều: “Con ong đã tỏ đường đi lối về” và hai thằng “Khuyển ưng đã đặt mưu gian, vực nàng đưa xuống để an dưới thuyền”. Sau đó mới xảy ra cái cảnh “Bây giờ đất thấp trời cao, ăn làm sao nói làm sao bây giờ”, khiến chàng Thúc Sinh, nàng Kiều một bên: “Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi”, còn một bên: “Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh”.
Đấy! Đông Tây kim cổ gì, hễ tiểu thuyết thì thuyết dài dài, rộng rộng vậy đó. Hemingway không làm khác Từ Trẩm á. Từ Trẩm A cũng không làm khác stendhal, Flaulbert. Chuyện đáng lẽ viết vài trang thì ai nấy đều được biết đầu đuôi, nhưng họ không chịu làm việc của nhà khảo cứu hay của ông cò làm biên bản, họ cứ viết trường giang đại hải.
Bạn học những văn ảnh, những mỹ từ pháp, những cảnh bố cục, những bút pháp đặc biệt của từng tác giả. Riêng về bố cục thì thường có hai lối. Lối của Pháp vì ảnh hưởng của luật tam hợp nhất (Règle des trois unités) chủ trương chuyện phải nhất trí. Các động tác từ đơn giản đến phức tạp dề dồn về một mục đích chính giải quyết một vấn đề. Cũng theo lối này nhiều nhà văn Pháp viết nhiều cuốn tiểu thuyết khác nhau, mỗi cuốn có nhất trí riêng, song hợp lại thì có một nhất trí thống quán trình bày một giai đoạn lịch sử hay một thời đại nào đó.
Còn lối của Anh, Mỹ bất cần nhất trí trống truyện mà cho truyện bày biến phức tạp.
Đọc tiểu thuyết Pháp như leo núi, lên đồi xuống suối cách nào rồi cũng phải lên đến đỉnh. Còn đọc tiểu thuyết Anh, Mỹ như vào Thảo Cầm Viên hay đi xem hội chợ, ai tùy thích cái gì, vật nào thì đứng lại thưởng thức, hưởng ngoạn hết cũng được mà bỏ ra về bất thần cũng không sao.
Bạn lựa chọn những tư tưởng hay, phải khéo nhé, coi chừng vàng thau lẫn lộn. Coi tiểu thuyết mình đọc thuộc loại nào? Tiểu thuyết tâm lý phải không? Các động tác, cử chỉ, ngôn từ của nhân vật có hợp tâm lý không? Nhà văn tự do sử dụng óc tưởng tượng song điều tưởng tượng đừng mâu thuẫn, phi lý mà phải có cái gì “nhân loại”, hợp tình. hợp lý. Dọc sách tự truyện, bạn không tin rằng tác giả chép y cuộc đời họ lên giấy trắng song phải lưu ý coi điều họ thêm bớt có bất cập, quá lố không, tình tiết có duyên dáng, hấp dẫn không?

3. Đọc thơ cách nào?

Trừ một số người khó tính hay quá đần độn, ai nghe thơ cũng thích. Đã có đến một ngàn lẻ một cách định nghĩa thơ mà không có định nghĩa nào bao hàm hết ý nghĩa của thơ. Jean Cocteau gọi: “Thơ là tôn giáo tuyệt vọng”. Raymond Radiguet thì sánh thơ với ái i.ình. Tôi nói thơ là mây nước gió trăng. Bạn nói thơ là hoa lá là biển rộng, sông dài, là u tình diễn thành ý nhạc Hội một trăm thi sĩ thì có tời chín mươi chín cộng một chủ trương về thơ.
Thơ ai hiểu thế nào, mặc kệ họ. Mấy lúc thấy lòng trống rỗng ta ngâm của Nguyễn Du:
Bướm khuya, lá bối, phướn mây
Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nện sương.
Rồi bạn thưởng thức Tản Đà:
Non nước nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời “nguyện ước thề non”
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Hơi chán thơ cũ thì bạn thả hồn trong thơ mới. Mấy vần này của T.T.KH có làm cho lòng bạn nghĩ ngợi gì không:
Người ấy thường hay nhắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều vong
Và thương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.
Đổi món ăn cho hồn thì bạn đừng ngâm thơ nặng niêm luật nữa mà ngâm thơ tự do. Đọc thử Alexandre Pétofi:
Đừng ai nhẹ dạ
Mà dám gợi khúc đàn tơ
Từ nay, kẻ mang cây đàn ly tao trong tay
Có một trách nhiệm nặng nề
Nếu anh đến đền chỉ cốt ca ngợi
Những nỗi khoái lạc, sầu riêng rẽ.
Thì cuộc đời chẳng đợi gì anh.
(Nguyễn Nang Châu dịch)
Những đêm mưa tầm tã, đóng cửa nhà lại, đắp chăn bông lên, không hút thuốc thuốc thì ăn đậu phộng rang rồi đọc thơ Đỗ Phủ:
Thanh vanh xích vân tây
Nhật cước hạ bình địa
Sài môn điểu tước táo
Qui khách thiên lý chí
Mé tây mây đỏ bừng bừng
Vầng hồng ngả tới đất bằng buông chân
Cửa sài chim chóc kêu rân
Dặm nghìn khách đã trở chân lại nhà.
(Trần Trọng Kim dịch)
Thưởng thức thơ có nhiều cách. Người thì không chịu đọc suông mà phải ngâm. Có người đòi ngâm theo giọng Bắc mới chịu cho. Thú thật với bạn, tôi thì tôi chỉ coi thôi. Coi, tôi thấy cái hay cũng tràn lan lắm rồi. Có điều bạn đừng dùng óc triết và óc khoa học mà đọc thơ. Bạn hãy đọc thơ bằng tình cảm. Dùng óc tổng hợp nhiều hơn phân hch. Thơ còn thần tình hơn mùi dạ lý hương hay tiếng tiêu sầu vậy mà Xuân Diệu bảo: “Ai đi phân tích một mùi hương”… hay bản cầm ca, thì bạn cũng đừng đi chẻ mối bài thơ như chẻ tóc, chẻ tơ. Bạn cứ đọc rồi dể cho thần thơ nhờ ngọn bút của thi sĩ dẫn hồn bạn. Nói vậy bạn hiểu cho là thơ thật ra thơ, ý súc tích, lời diêu luyện, nhạc thâm trầm. Chớ không phải một số loạn phẩm của những cây bút non nớt tung ra thị trường thơ rồi vận động ông này dề tựa, bà kia đề bạt, bạn này thổi trên báo, bạn kia ngâm trên đài phát thanh. Văn vần, văn xuôi cũng ráng quảng cáo cho thành thơ, đàn địch ùm sùm lên cho thành thơ.
Một câu thơ thật là thơ, đọc lên cảm bạn liền. Chính thứ con đẻ của nàng Ly Tao dó mới là món thưởng thức của hồn bạn lúc cần cất cánh.[/accordion]

[accordion title="Chương 15"]

CHƯƠNG XV

LÀM SAO ĐỌC MÀ NHỚ

ĐẠI YẾU
1. Khỏe trong người và bật đắc dĩ mới không nằm mà đọc
2. Phải ráng nhớ.
3. Dịch sách và viết sách.
4. Ký chú và làm thẻ.

1. Khỏe trong người và bất đắc dĩ mới không nằm mà đọc

Có những lúc bệnh, không làm việc gì nặng được, ta nằm trên giường đọc sách. Mấy lúc ấy cũng thú. Tôi nhớ hồi mới qua lớp triết học năm thứ hai bị mổ, nằm nhà thương dưỡng bệnh cả tháng. Nằm như bị đinh đóng, buồn quá. Hết tự học Hán văn, Anh văn, rồi đọc sách. Cũng nhờ dịp này mà tôi đọc kỹ lại các tác giả vô thần như Nietzche, Feuerbach, Mart Sartre, Camus, Merleau Ponty để tìm những giải pháp trước tác bổ khuyết giới hữu thần. Trừ những trường hợp bệnh mà khéo tổ chức nên đọc được còn xét chung thì đọc để học, phải khỏe trong người. Thực đúng như thi hào Juvénal nói: “Tinh thần mạnh khỏe trong thể xác mạnh khỏe: men Sanh in Corpote Sao”. Đọc mà nhức đầu như búa bổ, hay một lát bắt mệt, một lát dàu bụng thì làm sao đọc cho vô.
Bàn về tư thế lúc đọc, nhiều người có ý kiến khác nhau. Có người thích tìm nơi cô tịch vừa đi vừa đọc. Có người ngồi nghiêm chỉnh nơi bàn viết, bút trong tay, vừa đọc vừa ký chú. Nghe nói nhà nho xưa tổ chức đọc trang nghiêm thư cúng thần hay giỗ tể. Trên án thư khói trầm nghi ngút, bóng bạch lạp sáng mát, các cụ khăn áo chỉnh tề, ngồi trịnh trọng đọc như bái Trời, niệm Phật từng tiếng rong kinh thánh hiền. Nghe nói như vậy cũng bắt mệt rồi. Ta thấy ta đã nhận định tinh thần khoa học là hay và cần áp dụng vào mọi việc thì tại sao trong việc đọc ta không tổ chức cho hợp lý cho đắc lực.
Việc đọc đại khái cần những điều kiện chính yếu này: khỏe để đọc lâu.
Cần ghi chú thì ghi chú được, mà cho đặng khỏe thì bất đắc dĩ lắm ta mới không nằm.
Ngồi mà đọc thì được cái tiện là dễ ghi chú. làm thẻ. song máu ít lên đầu. toàn thân khúc trên đổ dồn nặng trĩu xuống cho khớp xương sống ngang lưng quần chịu đựng vì đó ta mau mỏi, chóng mệt. Còn đi bách bộ, vừa đi vừa đọc thì thỉnh thoảng ta đọc vậy thôi chớ cách ấy dễ chia trí, khó tập trung tinh thần. Còn ký chú thì quá ư bất tiện. Tôi không sợ các bậc cao tuổi coi ta như các đồ nho “ăn no lại nằm” để khuyên các bạn nằm đọc. Lúc không cần ký chú nằm dài trên giường, ghế bố, đi-văng, viết vào càng hay. Nằm đọc, ta nghe trong mình khoan khoái, thoải mái. Buồn ngủ ư? Có người hễ nằm thì con mất như đeo chì, sách rụng khỏi tay hồi nào không hay. Những người ấy đọc mà nằm thì hơi… bất tiện. Song tôi thấy cái gì cũng do thói quen. Họ tập nằm đọc riết thành tập quán, trừ lúc đọc mà cần viết trên bảng đen. Mục đích của đọc là đem kiến thức vào đầu óc. Tổ chức sao cho mục đích ấy được thể hiện một cách đắc lực thì thôi. Mà dể đọc được đắc lực thì điều kiện tiên quyết là con người của ta phải khỏe, tâm trí của ta mới đễ nhớ những điều ta cần đọc.

2. Phải ráng nhớ

Về luyện trí nhớ, chắc bạn không quên tôi đã bàn rộng trong cuốn Luyện trí nhớ. Ở đây tôi chỉ xét một vài yếu điểm liên quan đến việc đọc. Dù đọc nhiều đến đâu mà trí nhớ quá mờ nhạt thì việc đọc của bạn cũng hoài công. Trời cho nhiều người có ký tính kinh khủng. Pascal nói ông không bao giờ quên điều gì ông muốn nhớ. Còn Mozart có thể viết y lại bản nhạc ông nghe lần thứ nhất lúc xem lễ Ơ Thánh đường. Được cường ký như các vị ấy để tự học thì quả thực là vạn hạnh. Song tôi nghĩ ta có thể luyện một trí nhớ trung binh bằng cách giản đơn nhất là đọc cái gì cũng ráng nhớ. Tôi đặt tên tiểu mục này “Phải ráng nhớ” là tôi cố ý nhấn mạnh sự cố gắng. Trong các nguyên tắc luyện trí nhớ, nguyên tắc nỗ lực đứng đầu sổ. Nói nỗ lực là nói tập trung tinh thần, nói chú ý. Để tập thói quen cho kỹ tính, ngày nào bạn cũng đọc một cái gì đó. André Maurois nói tối nào trước khi ngủ cũng học thuộc vài chục câu thơ. Nicole thì khuyên nên thánh hóa trí nhớ bằng cách học thuộc lòng những tác phẩm của các tác giả bất hủ của nhân loại như Homère, Lý Bạch, Dante. Goethe. Racine. Rồi từ đây, mỗi lần đọc cái gì bạn cố gắng nhớ. Để giúp bạn nhớ dai, trong De Mémoria ét ‘ Reminiscentia, lect.5, Saint Thomas nêu lên bốn qui luật:
1. Trật tự hóa điều mình muốn biết.
2. Bắt’ tinh thần đào sâu diều đó mãi.
3. Luôn suy tưởng đến nó.
4. Lúc muốn nhớ lại, hãy bắt đầu từ cái phụ tùng để phăng dện gốc.

3. Dịch sách và viết sách

Tôi dành cho bạn vấn đề này trong cuốn Thuật cầm bút, để bàn đến nơi đến chốn. Trong phần này tôi chỉ xét khía cạnh lợi ích của nó trong khi dọc sách thôi.
Dịch sách, tôi cho là một cách đọc tuyệt toàn. Chỉ tiếc không phải ai đọc đều cũng địch được và người dịch không phải cái gì cũng địch. Trong các sách bạn đọc, nên lựa một vài cuốn rồi mỗi ngày bỏ ra một vài giờ dịch hay phỏng dịch. ích lợi của công việc này quá rõ rệt.
1. Nhớ kỹ những điều mình đọc.
2. Kiến thức làm giàu tinh thần. Tập tư tưởng, lý luận, phô diễn.
3. Giỏi tiếng mẹ.
Nếu phiên dịch thì phải giữ đúng tư tưởng của tác giả. Dù phiên dịch hay phỏng dịch, văn đừng nô lệ nguyên văn mà phải duyên dáng, hấp dẫn. Trong khi tiếp nhận những ý mới lạ, cũng để ý học cách hành văn. nắm cho được những bút pháp của các danh sĩ ngoại quốc.
Còn tại sao bàn về đọc mà tôi bảo phải biết sách. Viết sách cũng như dịch sách, không phải ai cũng làm được. Riêng bạn, nếu không từng là người đọc để viết thì bạn thử thí nghiệm coi.
Tôi thấy đọc mà viết được nhiều lợi hơn chỉ đọc mà thôi. Nói như thế với sự dè dặt, không phải cái gì đọc cũng viết ra hết và không phải chỉ vì viết mới đọc. Tôi muốn nói nhờ định khảo cứu vế một vấn dề nào đó, ta tập trung tinh thần vào việc đọc các loại sách liên hệ đến nó. Việc đọc nhờ đó được hệ thống hóa, có mạch lạc và sinh kết quả trông thấy. Thay vì ta đọc tùy hứng. tùy cơ hội. ta đọc một loạt sách nào đó về một vấn đề nhất định. Ta ký chú các tài liệu, trước tác .thành sách. Hầu hết những nhà khảo cứu lừng danh thế giới đều di con đường đó. Đâu phải trước khi bộ Tổng Luận Thần Học mà Saint Thomas thuộc nằm lòng rành mạch các vấn đề khúc chiết trong đó. ông chỉ nắm vững một số vấn đề thôi rồi nhờ ông đọc kỹ các Thánh phụ nhất là ông đọc. ông mổ xẻ Aristote rồi đưa vào các điều mình đọc ông suy luận, sáng tác. Nguyễn Hiến Lê nhận xét đúng: “… có học giả nào không vừa học vừa viết? Trần Trọng Kim đâu phải là nhà cựu học, Hoàng Xuân Hãn đâu có bằng cấp thạc sĩ về sử học? Và trước khi soạn hai bộ sách ấy, họ Trần và họ Hoàng có lẽ cũng không biết gì về Khổng Tử hoặc Lý Thường Kiệt hơn bạn và tôi, vậy mà tác phẩm của hai nhân vật ấy cũng vẫn rất có giá trị” (Tự học để thành công – Nguyễn Hiến Lê xuất bản – trang 186).
Đọc bằng cách viết sách, dù muốn- dù không ta không đọc cẩu thả, đọc qua loa. Ta tự bắt buộc giải quyết vấn đề mình đặt ra cho mình. Muốn được như vậy phải tìm đọc nhiều, đọc kỹ, đào sâu vấn đễ Ơ mọi khía cạnh. Ta thấy nhiều tác giả nêu những ý kiến mâu thuẫn: Ta đóng vai trò quan ấn, phân giải vấn đề công minh. Những điều trước kia đối với ta mập mờ, nay nhờ nghiên cứu rộng, ta nhìn chúng sáng tỏ. Được nhiều tài liệu, ta đối chiếu, sắp hạng đưa ra những tinh hoa, nhờ đó tác phẩm của ta được nội dung xuất sắc.
Về nguyên tắc để thành nhà văn có thực giá thì có thề viết thành một cuốn sách năm bảy trăm trang. Song đại khái bạn đừng quên mấy nguyên tắc căn bản này:
1. Tạo một tâm địa một bầu khí cô tịch.
2. Nuôi một lý tưởng dựa trên một ý thức hệ chính đáng rồi sống đúng lý tưởng ấy, nhất là luôn đào luyện nhân cách. Văn là người. Người cao nhã thì văn mới gây ảnh hưởng mạnh.
3. Sống thâm trầm, ngày càng đi sâu vào thế giới tư tưởng.
4. Viết để tự học, để giúp đời còn danh và lợi để tự chúng đến chớ không nô lệ chúng.
5. Viết bền bỉ, đều tay, tẩn thận từng chữ, từng câu, từng đoạn, từng chương, từng phần, từng tác phẩm.
6. Viết đi viết lại và sửa cho đến chừng nào tạm thỏa mãn. Xin bạn hiểu kỹ cho tiếng tạm.
7. Đề tài nào cũng phải dựng bố cục chu đáo Các phần, chương ăn khớp nhau. Tập trung tài liệu phong phú rồi đối chiếu, lựa chọn, sắp đặt, hệ thống hóa.
8. Văn dừng quá trọng ý mà khinh lời cũng đừng quá trọng lời mà khinh ý. Viết đơn sơ sáng sủa, súc tích và duyên dáng. Cứ chân thành bàn chuyện với độc giả một cách bình tĩnh những điều mình nghiền ngám nhiều năm.

4. Ký chú và làm thẻ

Đọc sách bạn gặp một thành ngữ hay một danh từ, một giai cú. Muốn nhớ luôn mãi mà trí nhớ, như người ta thường nói, là trí năng dể mà quên. Lắm lúc trí nhớ phản ta một cách ta không ngờ Nhiều lúc dọc ta thấy nhớ như đinh dõng. Vậy mà vài tuần sau chớ dừng nói vài năm sau, ta quên mất. Nếu không được ký tính như của Sènèque, Phythgore, thì làm sao ta nhớ những điều đã đọc, nhất là khi cần để trước tác. Vì đó thường những nhà viết sách về công tác tinh thần hễ đề cập đếnđọc báo thì không ai quên xét về in nhớ, và cách ký chú tài hếu vào thẻ. Montaigne gọi thẻ là “Trí nhớ bằng giấy”. Nó là não nhớ thứ hai của bạn. Ký chú làm việc mà sản xuất. Nó tập cho bạn bỏ tật lười biếng, đọc cái gì cũng đọc phớt qua, cầm bút lên ghi thì ngại. Nó tập cho bộ óc của bạn có trật tự để từ chỗ quen thu thập tài liệu trật tự di đến chỗ phán đoán trật tự.
Nhưng phải ký chú cách nào? Không biết tổ chức theo khoa học thì đến chừng kiếm điều cần nhớ, sẽ thấy tài liệu như đống gạch nhà sập. Chính Stendhal mà còn bị kinh nghiệm chua chát khi ông toát yếu mỗi cuốn sách ông ngăn vào giữa các trang đã viết, những trang giấy trắng để ghi chú thêm. Sau cùng các đống toát yếu chất thành núi, hỗn độn như đống đất. Jean Guitton nói vì đó “Stendhal đã phát minh ra thẻ”.
Bàn về thẻ chắc bạn đặt những câu hỏi:
1. Ta ghi chú những gì và có mấy loại thẻ?
2. Thẻ thập tiến phố cập là gì (classement décịmal universel: C.D.U)?
1. Ta ghi chú những gì và có mấy loại thẻ?
Chắc sau nhiều năm bạn biết vốn văn hóa phổ thông hoặc chuyên môn của bạn tiến đến đâu Chớ. Mà để biết thì có cách là bạn ghi tên các sách bạn đã đọc. Thẻ đó gọi là thẻ thư tịch. Cũng trong thẻ này bạn ghi luôn tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, in năm nào xuất bản kỳ mấy, một cuốn hay một bộ, một bộ mấy cuốn. Bạn lại còn ghi chú những điều quan hệ hơn: đó là dàn bài của sách, các đại ý, những danh ngôn, giai cú, lời đẹp có khi cả trang mà bạn cho là bất hủ. Thẻ đó gọi là thẻ tài liệu.
Có lối tàng trữ tài liệu khác hơn thẻ là dùng những bìa kẹp cứng, những bao thư cỡ lớn. Trong đó bạn sắp lớp các tài liệu. Có người chép vào trong những cuốn sổ, song các sổ sau cùng cũng bề bộn và giống như những cuốn sách.
2. Thẻ thập tiến phổ cập là gì?
Sau khi so sánh các kiểu tích trữ tài liệu trên, người ta thấy không kiểu nào tiện lợi bằng thẻ mà sắp đúng phương pháp thập tiến phổ cập vào các thùng thẻ (fichiers).
Thẻ thường có khố tiêu chuẩn: 7,5 x 12,5 phân mà các thư viện lớn hay dùng. Cái tiện lợi của thùng thẻ là chứa chất nhiều tài liệu mà không bề bộn, lúc cần kiếm lại mau chóng.
Phương pháp thập tiến phổ cập được phát minh hồi cuối thế kỷ mười chín bởi MelvilDewey. Sau này, năm 1905 tại Bỉ, người ta cải thiện phương pháp của Dewey và xuất bản một cuốn dạy chu đáo về phân loại Thập – Phổ.
Theo lối phân loại này, người ta chia các kiến thức làm 10 loại đánh số từ 0 đến 9: 0 Tổng quát.
1. Triết học.
2. Tôn giáo, thần học.
3. Khoa học xã hội, luật.
4. Bác ngữ học, ngôn ngữ học.
5. Khoa học thuần túy.
6. Khoa học thực dụng.
7. Kỹ thuật.
8. Văn học.
9. Sử ký, địa lý, tiểu sử.
Mỗi loại trên còn có thể chia ra mười kiểu loại khác. Để giúp bạn khỏi lúng từng xin bạn đọc những mẫu phân loại dưới đây, tôi toát yếu của ông J. Flory:
0 Tổng quát
028 Đọc sách. Nghệ thuật đọc.
028 Cách ghi chú tài liệu.
1 Triết học:
11 Siêu hình học
111 Bản thể học
112 Phân loại tổng quát các khoa học
2. Tôn giáo, thần học:
21 Tôn giáo tự nhiên. Thần luận học
211 Duy thần thuyết. Vô thần thuyết
3. Khoa học xã hội và luật
301 Xã hội học
304 Vấn đề xã hội tổng quát
32 Chính trị học
33 Kinh tế chính trị
34 Luật
341 Tổ chức chính quyền
342 Tổ chức quân đội
4. Bác ngữ học, Ngôn ngữ học:
408 Ngôn ngữ nhân tạo (esperanto volapuk)
41 Ngôn ngữ học tổng quát
42 Ngôn ngữ học chuyên khoa
5. Khoa học thuần túy:
51 Toán học
511 Toán số học
512 Đại số học
513 Hình học
52 Vũ trụ học, Thiên văn học
53 Vật lý học
54 Hóa học
6. Khoa học thực dụng:
61 Y học
611 Giải phẫu học
7. Mỹ thuật:
701 Thẩm mỹ học
72 Kiến trúc
73 Điêu khắc
8. Văn học:
81 Thuật viết văn, bút pháp
82 Văn học Việt
82 Văn học Pháp
84 Văn học Anh
9. Sử ký – Địa lý – Tiểu sử.
901 Đại cương về sử.
91 Địa lý
912 Vẽ bản đồ
92 Tiểu sử
Hồi mới bước chân vào ngưỡng cửa tự học, bạn đọc mà theo phương pháp Thập Phổ thấy hơi lúng túng. Song sau dần dần quen – rồi thấy ham thích và được cái lạc thú là nhìn cơ sở học vấn của mình vững vàng.

BẠC

Đọc từ đầu đến cuối sách, bạn thấy tôi bàn cùng bạn nghệ thuật đọc mà tôi đoán bạn thắc mắc tại sao sách tên là “thuật đọc sách báo”. Sở dĩ như vậy là tôi muốn gởi bạn ba ý tưởng tối hệ này:
1. Đọc sách là nuôi tinh thần cũng như ăn uống là nuôi thân thể.
2. Đọc sách là tạo cho tinh thần một lạc thú không gì thay thế được.
3. Đọc sách là phải đi đến chỗ đọc một tác giả ngoài văn tự của họ.
Tôi xin giải thích từng ý tưởng đó.
Tự nhiên con người khao khát hiểu biết. Hiểu biết về cá nhân mình, về xã hội, về vũ trụ, về giới siêu hình. Xu hướng đó gọi là óc hiếu tri. Nó là nòng cốt của tinh thần. Nó định nghĩa bản chất của trí tuệ cũng như trí tuệ định nghĩa phần thượng của con người. óc hiếu tri tuy nhỏ bé nhưng cao vọng của nó vô biên. Chính nhờ tầm thước khao khát đó mà con người siêu việt và linh ư vạn vật”. Muốn thỏa mãn óc hiếu tri không gì bằng Đọc. Sách báo trở thành ẩm thực của nó. Người không chịu đọc là vô tình hay hữu ý cai ky nhu cầu tối khẩn của tinh thần.
Tinh thần chẳng những thèm đọc mà còn đòi hưởng thụ một thứ lạc thú riêng biệt, gần như không có gì ở trần gian thay thế được, ai đã từng đi sâu vào đời sống tinh thần tất đã ý thức mãnh liệt điều này. Chỉ khi những lúc người trí thức bận các việc về trí hay về lao động chân tay thì óc hiếu tri mới để cho họ yên. Còn hễ rảnh mà không buồn ngủ thì nó bắt họ đọc. Không đọc sách thì đọc báo. Không đọc các tác phẩm trang nghiêm thì đọc tiểu thuyết, thơ. Người thật trí thức nghiền đọc hơn người ta mê nhân tình. Lúc đọc người trí thức được những giây phút hoan lạc gần như thoát trần. Thứ hoan lạc không rộn rịp như của hí trường mà bình tĩnh, không bối rối như hoa nguyệt mà siêu việt, thanh cao.
Sau hết, đọc mà phải đi đến chỗ đọc ngoài văn tự của tác giả, nghĩa là dựa vào điều ta đọc
để sáng tạo cái gì kỳ hoặc của ta. Trang Tử nói: “Vì cá mà có nơm, được cá phải quên nơm”. Nếu xét phương diện xử thế thì câu ấy dễ bị nghi ngờ. Nó bị hiểu là bội bạc, đồng nghĩa với các câu: “Có lê quên lựu, có trăng quên đèn”, “được cháo đá bát”… Nhưng xét về phương diện văn hóa thì thật là lời vàng thước ngọc. Tôi đã nói mục đích của đọc là sống thành công, sống hạnh phúc. Sách báo là phương tiện giúp ta tìm những chỉ nam cho cuộc đời. Không phải bội bạc tác giả song không nô lệ tác phẩm. Ta dựa vào tác. phẩm được đọc để nghĩ ra cái gì có tính cách sáng tạo. Đọc trong một cuốn sách thấy đăng hình một nhà văn nào đó với những lời trách móc rằng nhà văn ấy đã chỉ trích tác giả không đứng đắn, ta không đơn sơ dựa vào “lời qua tiếng lại” mà võ đoán liền ai phải ai quấy. Chẳng những dè dặt như vậy mà ta còn nghĩ thêm mấy nguyên tắc căn bản này xung quanh vấn đề phê bình văn nghệ.
1. Bình phẩm không phải là chỉ trích. Bình phẩm tác phẩm chớ không phải bìnhh phẩm cá nhân tác giả.
2. Bình phẩm văn nghệ mà để thù oán, nhỏ nhen, bươi móc điều khiển rồi lời qua tiếng lại trên báo là gây lộn chớ không phải phê bình, bút chiến gì cả. Mà nhà văn gây lộn với nhau thì không khác gì hàng tôm gây lộn với hàng cá bao nhiêu đâu.
Cái khổ của nhà văn, nhà báo là không phải độc giả nào cũng đọc rồi hiểu y nguyên như
mình muốn họ hiểu. Có kẻ “hiểu xuyên” qua điều mình viết. Ở nước ta thiếu gì tác giả trong ba mười năm qua viết cả lố tiểu thuyết bán chạy như tôm tươi, bạn trai bạn gái tôn làm thần tượng, sau một thời gian ngắn, cái gì đầu đó cũng xẹp xuống hết. hiểu là tiền tác quyến cũng xẹp luôn, rút cục còn lại mấy tiếng “nhà văn tục”.
Nhờ đâu có những nhận xét “ngoài văn tụ” nói trên. Chính nhờ tinh thần “vì cá mà có nơm, được cá phải quên nơm”. Xét kỹ ta thấy tinh thần này chẳng qua là óc sâu sắc mà người khôn ngoan thường áp dụng lúc xã giao. Gặp ai mà nghe người ấy than nghèo, bạn có tin liền họ cháy túi không.
Than nghèo, chắc có nhiều ý nghĩa. Than rằng mình mạt thật cũng có mà rào trước đón sau để khỏi cho mượn tiền cũng có.
Qua ba mục đích trên, bạn thấy cuốn “Thuật đọc sách báo” này không thuần tay là một cuốn sách dành riêng cho một số người “ham đọc sách, ham chơi sách” mà còn và nhất là giúp bạn áp dụng tất cả những gì bạn đọc vào cuộc sống thực tế để gia tăng năng suất làm việc, nâng cao nhân cách và trong mọi trường hợp khi cắn phán đoán thì phán đoán bình tĩnh, độc lập. Sở dĩ trang bị được tinh thẫn đó là:
- Sau khi bạn dã đọc nhiều mà đúc kết cho mình cái tinh hoa giống như cơn ong hút nhiều loại mật hoa rồi làm mật cho mình.
Là:
- Dù vốn học cao sâu đến đâu vẫn cảm thấy mình còn thấp kém để nhờ đó ngày một thăng tiến trong biển trời văn hóa vô biên của nhân loại.
H.X.V
HẾT

[/accordion]
[/accordions]

Post a Comment

0 Comments