Xin giới thiệu nội dung môn học Công tác xã hội với người khuyết tật. 03 tín chỉ
1. Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Trần Văn Kham
Chức danh, học hàm, học vị: TS
Email: khamtv@ussh.edu.vn hoặc khamtv@vnu.edu.vn
Điện thoại: 0914009523/ 0936404540
2. Thông tin chung về môn học
2.1. Tên môn học: Công tác xã hội với người khuyết tật
Social Work with People with disability
2.2. Số tín chỉ: 03
2.4. Môn học tiên quyết: Nhập môn công tác xã hội
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung: Môn học này sẽ giúp cho người học có kiến thức, có hiểu biết về người khuyết tật, quyền của người khuyết tật, mô hình chăm sóc, giáo dục người khuyết tật qua đó người học biết cách áp dụng lý thuyết, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật.
3.2. Mục tiêu cụ thể
3.2.1. Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm, định nghĩa về người khuyết tật (tàn tật, người có nhu cầu đặc biệt). Nguyên nhân, cách phân loại người khuyết tật.
- Biết được thực trạng của việc bảo vệ, chăm sóc cũng như giáo dục cho người khuyết tật. Các văn bản quy phạm pháp luật về quyền của người khuyết tật.
- Trình bày được các lý thuyết, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật.
3.2.2. Kỹ năng
- Biết cách mô tả, phân biệt sự giống và khác nhau của các định nghĩa, các mô hình chăm sóc giáo dục người khuyết tật.
- Nhận biết, phân tích và áp dụng được mô hình phù hợp cho ngành công tác xã hội với người khuyết tật.
- Biết cách ứng dụng các lý thuyết, kỹ năng, phương pháp đã học vào những trường hợp cụ thể giúp người khuyết tật, gia đình ngừơi khuyết tật giải quyết các vấn đề.
3.2.3. Thái độ
- Có cách nhìn khách quan, khoa học và tích cực về công tác xã hội với người khuyết tật.
- Có thái độ đúng đắn, tôn trọng và chia sẻ khi làm việc với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Học phần này giúp cho người học nắm được những vấn đề chung của người khuyết tật : khái niệm, phân loại, nguyên nhân ; cách phòng ngừa và phục hồi chức năng giảm bớt ảnh hưởng do khuyết tật gây nên ; thực trạng việc chăm sóc, giáo dục cho người khuyết tật ; các văn bản pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người khuyết tật. Vai trò, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt động, các phương pháp tác nghiệp của nhân viên công tác xã hội khi tham gia chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật.
5. Nội dung chi tiết môn học
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Khái niệm về khuyết tật
1.2. Phân loại khuyết tật
1.3. Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa khuyết tật
1.3.1. Các nguyên nhân chính
1.3.2. Phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng
1.3.3. Những nhân tố quan trọng trong việc phòng ngừa khuyết tật
2. CÁC VĂN BẢN PHÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI KHUYẾT TẬT
2.1. Văn bản quốc tế
2.2. Văn bản pháp luật của Việt Nam
3. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
3.1.Vai trò của các tổ chức, các cơ sở dịch vụ xã hội đối với người khuyết tật.
3.1.1. Vai trò của các tổ chức xã hội đối với người khuyết tật
3.1.2. Dịch vụ công tác xã hội cho người khuyết tật
3.1.3. Mô hình xã hội của người khuyết tật
3.2. Người khuyết tật trong gia đình
3.2.1. Trẻ khuyết tật
3.2.2. Người già khuyết tật
3.3.3. Cuộc sống và mối quan hệ của người khuyết tật trong gia đình
3.3.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội với những vấn đề của người khuyết tật trong gia đình.
3.3. Sống với người khuyết tật
3.3.1. Chăm sóc người khuyết tật tại gia đình
3.3.2. Mô hình chăm sóc người khuyết tật tại gia đình
3.3.3. Công tác xã hội và việc chăm sóc người khuyết tật tại gia đình
3.3.4. Vai trò của công tác xã hội và cuộc sống độc lập của người khuyết tật.
3.4.Các phương pháp, chiến lược của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.
3.4.1. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng
3.4.2. Đánh giá
3.4.3. Kế hoạch can thiệp và trị liệu
3.4.4. Các mô hình thực hành:
3.4.4.1. Làm việc với các cá nhân
3.4.4.2. Làm việc với các gia đình
3.4.4.3. Làm việc với các nhóm
3.4.4.4. Làm việc ở cấp độ cộng đồng/ chính sách
3.4.5. Kết thúc
6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
[1] UNFPA, 2011, Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, UNFPA-Hà Nội
[2] ISDS, 2008, People with Disabilities in Vietnam: Findings from a social survey at Thai Binh, Quang Nam, Da Nang and Dong Nai, by Le Bach Duong, Khuat Thu Hong and Nguyen Duc Vinh, Hanoi Political Publishing house, Hanoi
[3] Bùi Thị Xuân Mai, Nhập môn Công tác xã hội, NXB LĐXH, Hà Nội, 2010
[4] Lê Văn Phú, Nhập môn Công tác xã hội, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005
6.2. Học liệu tham khảo
[1] Michael Oliver and Bob Sapey, Social work with disabled people, Macmillan Press LTD,1999
[2] Kirk Gallagher Anastasiow, Giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt, Bản dịch tiếng việt - Nguyễn Thị Thục An, Khoa Giáo dục Đặc biệt – ĐHSP Hà Nội, 2006
[3] Vũ Ngọc Bình, Trẻ em tàn tật và quyền của các em, NXB lao động xã hội, 2001
[4] Nguyễn Thị Oanh, An sinh xã hội và những vấn đề xã hội, TP. HCM, 1997.
0 Comments