Đọc tài liệu, sách chuyên môn hay tham khảo là một công việc mang tính thường xuyên của người học. Có nhiều câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để giúp quá trình đọc thực sự hiệu quả và đem lại sự hứng thú, sau đây là một vài gợi ý:
[tabs style="2"]
[tab title="Gợi ý 1"] tìm hiểu qua về tài liệu mình cần đọc: Hãy dành một chút thời gian xem qua tài liệu/sách mà mình cần đọc, điều này giúp người đọc biết được tài liệu đó mong muốn người đọc về điều gì, để qua đó quá trình đọc sẽ hiệu qủa hơn. Hãy đọc lời giới thiệu và xem qua nội dung mục lục, cũng nên dành thời gian đọc các tiêu đề chính trước nhé.[/tab]
[tab title="Gợi ý 2"] xác định mục đích: cần chỉ ra một mục đích mà mình sẽ hướng đến lĩnh hội qua việc đọc tài liệu đó. Điều này sẽ giúp người đọc phân loại thông tin gì là quan trọng, thông tin gì là bổ trợ- với việc làm như vậy, người đọc sẽ tiết kiệm thời gian hơn.[/tab]
[tab title="Gợi ý 3"] đọc nội dung: sau khi tìm hiểu qua về tài liệu, xác định những mục đích cần đạt được, hãy bắt tay vào đọc nội dung của tài liệu, có nhiều người cảm thấy hiểu nội dung dễ hơn bằng việc đọc to nội dung, có người thì dùng giấy ghi chép lại… hãy làm theo cách gì phù hợp nhất với bản thân.[/tab]
[tab title="Gợi ý 4"] ghi chép lại nội dung hoặc đánh dấu những vấn đề quan trọng: ghi chú lại hay đánh đấu những nội dung quan trọng được xem là điều tốt nhất để nhớ những gì mình vừa đọc hoặc cũng là cách để dễ dàng quay trở lại đọc hay trích dẫn sau này. Những nội dung ghi chép có thể được gắn vào lề của cuốn sách hay lưu lại ở cuốn sổ ghi chép.[/tab]
[tab title="Gợi ý 5"] hồi nhớ sau khi đọc: Sau khi đọc nội dung, cần có thời gian để hồi nhớ lại những gì mình đọc. Đây là cách giúp người đọc tự kiến tạo ý nghĩa của tài liệu mình vừa đọc và giúp cho mình nhớ lâu hơn. Điều này cũng giúp bản thân mình suy nghĩ những gì mình chưa hiểu, để có thể dành thêm thời gian để xem lại hoặc đọc thêm các tài liệu khác với các chủ đề liên quan hoặc với các vấn đề gợi mở hơn.[/tab]
[/tabs]
0 Comments