Kenneth Gergen -Tại sao tôi không phải là một nhà kiến tạo luận xã hội?

Đó là nội dung của những ý tưởng tranh luận của Kenneth Gergen đưa ra khi bàn về quan niệm kiến tạo xã hội và ý nghĩa của nó cho sự phát triển xã hội do taosinstitute.net tổ chức đầu tháng 12/2011.

Tôi không biết việc chuyển nghĩa của từ Social Construction thành “kiến tạo luận xã hội” trong tiếng Việt có đủ nghĩa không. Đây là thuật ngữ được dùng nhiều trong tâm lý học và triết học ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ. Và Viện nghiên cứu Taos là một trong những cái nôi của các hoạt động thúc đẩy vấn đề này.

Đôi nét về viện Taos Institute: lúc đầu khi nhìn thấy Taos Instititute, tôi cứ tưởng là Viện nghiên cứu liên quan đến Đạo. Nhưng không phải như vậy, đấy là một Viện nghiên cứu được đặt tại Taos ở New Mexico, Mỹ được thành lập đầu những năm 1990 với những học giả nổi tiếng trong lĩnh vực “social construction” như Harlene Anderson, David Cooperrider, Mary Gergen, Kenneth Gergen, Sheila McNamee, Suresh Srivastva và Diana. Trong số những người đó, thì Kenneth Gergen là học giả có nhiều ấn phẩm nhất liên quan đến social constructionism, social construction và ứng dụng của các quan điểm này trong Tâm lý học.

Quay lại với chủ đề của tranh luận “Tại sao tôi không phải là một nhà kiến tạo luận xã hội?”, một điều băn khoăn là tại sao Kenneth Gergen-người có nhiều nghiên cứu về luận điểm này lại không cho rằng mình là nhà kiến tạo luận xã hội? Các quan điểm của ông đưa ra xoay quanh việc “một cá nhân X là gì? Người đó có phải là người theo lý luận kiến tạo xã hội không?”  Một nhà nghiên cứu nào cũng có thể (hay cần phải) có một vị thế của nhà thực nghiệm hay nhà kiến tạo, của nhà hiện thực hay nhà kiến tạo, của nhà kiến tạo thực chứng (constructivist) hay kiến tạo luận (constructionist) [ở chỗ này, tôi lại chưa biết rõ cách chuyển nghữ cho hai thuật ngữ khoa học này???]. Quan điểm của ông chỉ cho thấy có vẻ nhà kiến tạo luận đang được quy chiếu trong mối quan hệ và sự phân biệt với các nhà hiện thực, thực nghiệm hay thực chứng luận.

Kiến tạo luận, theo quan điểm của Gergen là một hệ thống niềm tin, một hệ thống các quan điểm có khi đúng-khi sai, có khi tốt-khi xấu, có nghĩa là nằm giữa ở hai thái cực đối lập nhau trong hệ thống các giá trị.  Với cách nhìn về kiến tạo luận được coi là truyền thống này thì khó có thể phát hiện hay tìm ra được các khía cạnh mang tính động lực tạo sự phát triển. Các quan điểm của các nhà kiến tạo luận đang hướng đến thay đổi mọi giả định cho rằng khi nào mọi lý thuyết khoa học, mọi cách lý giải trong tôn giáo, mọi hệ thống quan điểm bao gồm cả các quan điểm của các nhà kiến tạo luận là đúng hay là sai. Đây chính là bản chất cơ bản của kiến tạo luận xã hội khi cho rằng ý nghĩa của tri thức khoa học (hay cái sự thực) được tạo dựng thông qua bối cảnh xã hội của nó chứ không hoàn toàn do nó tạo ra. Đây chính là vấn đề bản thể luận hay nhận thức luận của vấn đề nghiên cứu khoa học, và là bước đi đầu tiên (thành tố đầu tiên) của tiến trình nghiên cứu (bốn thành tố) mà Crotty (1998) có đề cập. Theo cách nhìn của Crotty, kiến tạo luận được nằm ngang hàng với các lý luận khách quan và chủ quan.

Trong hệ thống các quan điểm của mình, các nhà kiến tạo luận xã hội luôn đề xuất chứ không phải hỏi về ý nghĩa cuối cùng của việc đặt ra các câu hỏi liên quan đến đời sống xã hội. Các quan điểm hay hệ thống lý luận đóng góp như thế nào đến sự phát triển của con người và xã hội, ai gặp những bất lợi và ai có được lợi thế, liệu chúng có giúp con người trở nên tự do hay phụ thuộc, liệu chúng có duy trì được cuộc sống của cả hành tinh này hay phá hủy nó… Đó chính là những câu hỏi thật là hiển nhiên về vấn đề giá trị. Giống như việc, các nhà khoa học đang nói về thế giới, liệu có thể tạo dựng được tương lai không? Và nếu có, tương lai nào mà chúng ta mong muốn cho thế giới của chúng ta? Cũng theo cách nói như vậy, bất cứ ai cũng không nên hỏi khi nào một tác phẩm opera là đúng hay là sai, do đó cần hỏi tác phẩm đó có vai trò như thế nào trong đời sống. Do đó cũng đừng tự đặt ra các câu hỏi là liệu tôi có phải là một nhà kiến tạo xã hội, cũng như có phải là nhà thực nghiệm, nhà thực chứng, nhà hiện thực, là người theo tôn giáo này, tôn giáo khác… mà cần hướng đến việc liệu tôi có phải là người có khả năng tham gia được các mô hình, cách thức khác nhau để hiểu về cuộc sống này hay không, chứ đừng hỏi cuộc sống hay vấn đề xã hội đó có ĐÚNG hay không. Đây không phải là vấn đề nhỏ, mà theo Gergen thì đó là những hàm ý vô cùng quan trọng cho kiến tạo luận xã hội để nhìn ra được những khả năng (khả biến) của đời sống.

Những cách bình luận của Gergen cho thấy, mặc dù ông là người đóng góp nhiều cho kiến tạo luận nhưng ông không mặc định gán cho mình cái nhãn là nhà kiến tạo. Cái nhãn đó có ý nghĩa hơn khi tự đặt ông trong bối cảnh xã hội-bối cảnh của các học giả đang đóng góp cho sự phát triển của lý luận này, và nhãn đó chỉ có ý nghĩa khi nó được tạo dựng trong bối cảnh đó-socially constructed. Đấy cũng chính là những tư tưởng chính mà kiến tạo luận luôn đề xuất.

Một số ấn phẩm tiêu biểu của Kenneth Gergen

Books

  • Toward transformation in social knowledge. New York: Springer-Verlag, 1982. Second Edition, London: Sage, 1994. ISBN 978-0387906737

  • Historical social psychology. Hillsdale, NJ: Erlbaum 1984, (edited with M. Gergen). ISBN 978-0898593495

  • The social construction of the person. New York: Springer-Verlag, 1985 (edited with K. E. Davis). ISBN 978-0387960913

  • The saturated self, Dilemmas of identity in contemporary life. New York: Basic Books. 1991; 2nd. Ed. 2001. ISBN 0-465-07186-4

  • Therapy as social construction. London: Sage (1991). (edited with S. McNamee). ISBN 978-0803983021

  • Realities and relationships, Soundings in social construction. Cambridge, Harvard University Press. 1994 ISBN 978-0674749306

  • Relational responsibility. Thousand Oaks, CA.: Sage. 1999 With S. McNamee ISBN 978-0761910930

  • An invitation to social construction. London: Sage, 1999. 2nd ed 2009 ISBN 0-8039-8377-8

  • Therapeutic realities, collaboration, oppression and relational flow. Chagrin Falls, OH: Taos Institute Publications. 2006 ISBN 978-0788021664

  • Relational Being. New York: Oxford University Press. 2009 ISBN 978-0195305388

  • Social Construction in Context. London: Sage, 2001. ISBN 0-7619-6545-9

  • Gergen, Kenneth J., & Thatchenkery, Tojo Joseph (2004. First published 1998), "Organizational science in a postmodern context", in Robert C.H. Chia, In the Realm of Organisation: Essays for Robert Cooper, London: Routledge, ISBN 0-415-12699-1 (Print Edition), retrieved 25 June 2010 ISBN 0-203-26727-3 (Adobe eReader Format). Essay originally published 1996. See article listing below.


 

Articles

References

  • Gergen, K. (1993). Refiguring Self and Psychology: Kenneth J. Gergen, Hampshire: Dartmouth Publishing.

  • Stroebe, W. and Kruglanski, A.W. (1989). Social psychology at epistemological cross-roads: On Gergen’s choice. European Journal of Social Psychology19, 485-489.

  • Wallach, L. and Wallach, M.A. (1994). Gergen versus the mainstream: Are hypotheses in social psychology subject to empirical test? Journal of Personality and Social Psychology67, 233-242.


 

Post a Comment

0 Comments