[highlight bg="#DDFF99" color="#000000"]Đây là một phần trong chương 1 của Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại[/highlight], xin trân trọng giới thiệu
Những khác biệt về văn hoá là vấn đề rất quan trọng. Cũng có nhiều tranh luận về việc khi nào công tác xã hội và các lý thuyết của nó mang tính toàn cầu hoặc bị giới hạn theo cách sử dụng của nó. Về mặt lịch sử, chúng xuất hiện trong các quốc gia dân chủ Phương Tây và các giá trị cơ bản của nó đều có nguồn gốc từ thiên chúa giáo. Có ba phức hệ những tranh luận ủng hộ việc chúng ta chưa sử dụng chúng quá rộng rãi.
Thứ nhất, những nền tảng giá trị và văn hoá về các xã hội khác nhau có lẽ là không phù hợp với những đánh giá và những giả định có trong công tác xã hội Phương Tây. Ví dụ, những bài viết về công tác xã hội ở Trung Quốc và các quốc gia Phương Đông khác lại cho rằng những nhận định mang tính cá nhân về công tác xã hội Âu-Mỹ không thể có được những vấn đề đúng trong xã hội, nó cũng tạo được những vấn đề quan trọng về mối liên hệ phụ thuộc trong các gia đình và mong đợi với quyền lực. Chow (1987) có xem xét triết lý về chăm sóc của Trung Quốc và Phương Tây và chỉ ra được công tác xã hội Phương Tây được dựa trên nhiều về tầm quan trọng của cá nhân, với một quan niệm bổ trợ về quyền của cá nhân. Theo những đánh giá xã hội Trung Quốc, quyền của các cá nhân là không được đề cao. Hơn nữa, bổn phận của việc là bộ phận của mạng lưới những mối quan hệ gia đình đã trở thành vấn đề trung tâm. Do vậy, những đánh giá Phương Tây đều cho rằng mục tiêu của công việc với những người trẻ tuổi chính là nhằm chuẩn bị cho họ có được sự độc lập với gia đình nhiều hơn là sự phụ thuộc, điều này có lẽ là không phù hợp. Ko (1987) cũng chỉ ra được những quan niệm về gia đình đã thay đổi như thế nào khi có những biến đổi xã hội ở Trung Quốc. Chan (1987) cũng đánh giá đến những xung đột hình thành từ những nỗ lực duy trì những quyền lực huyết thống truyền thống trong các môi trường xã hội đang biến đổi và những nội dung trọng tâm được đề ra từ những mối quan hệ hoà hợp, không xung đột giữa trẻ em và nhóm người khác. Fong và Sandu (1995) cũng cho rằng các giá trị của người Trung Quốc có đề cập đến những hành vi tầng bậc nhiều hơn là hành vi quân bình theo những chỉ báo về quyền lực, ở hình thức kiểm soát bên trong hơn là kiểm soát bên ngoài, bị kiểm soát hơn là thả lỏng, tự bày tỏ hơn là thực hiện những vai trò tự do. Roan (1980) qua trải nghiệm của Đài Loan, cũng cho rằng trở thành các cán sự xã hội có lẽ cố gắng xác định những thái độ truyền thống về quyền lực và vị thế theo cách tiếp cận văn hoá khi tiến hành công việc với gia đình nhiều hơn là với từng cá nhân và xem xét những hệ thống trợ giúp truyền thống lẫn nhau của một xã hội cụ thể là gì. Canda (1988) cho rằng công tác xã hội cần đánh giá những đặc tính tinh thần đa dạng bao gồm những quan điểm tôn giáo và phi tôn giáo khi những đặc tính này được phát hiện ở nhiều nhóm khác nhau trong xã hội. Trong nghiên cứu ở Hàn Quốc, Canda (1993) cũng đã chỉ ra được hàng loạt các mục đích cá nhân và xã hội có ảnh hưởng đến các nhóm dân tộc thiểu số ở các xã hội Phương Tây nhưng có lẽ lại có những ảnh hưởng tích cực đến tư duy phương Tây nhiều hơn. Với các ví dụ về giá trị tạo dựng ý thức và tư tưởng của ai đó vì lợi ích của xã hội và đóng góp các bài học cho nhiều người khác và vì sự tốt đẹp của toàn bộ cấu trúc xã hội, vấn đề quan trọng về những nỗ lực cải thiện cuộc sống của cá nhân nào đó cùng với việc đem lại sự tốt đẹp cho những cá nhân khác và duy trì sự hoà hợp giữa một cá nhân và những tinh thần hiện hữu những áp lực của cá nhân và xã hội.
Cũng có những tranh luận đáng lưu ý về những vấn đề này ở ấn Độ. Wadia (1961) cũng cho rằng quan niệm của người Hindu về Pháp (liên quan đến xã hội là tổng thể, cần giúp đỡ mọi người) và Nghiệp chướng (theo Karnik và Suri, 1995; giá trị mà các điều kiện xã hội của chúng ta tích hợp lại qua các hoạt động cũng hướng đến sự phát triển mạnh mẽ về tinh thần và vật chất trong cuộc sống và sau khi chết), đó là những ảnh hưởng đang và sẽ hiện ra ở cuộc cải cách xã hội ấn Độ và các giá trị công tác xã hội. Mặc dù vậy, nghiệp chướng vẫn tồn tại trong sự phát triển của công tác xã hội bởi vì nó thúc đẩy sức ì như là nền tảng của của cái tinh thần cuối cùng khi mà chẳng có hoạt động nào có thể hiện hữu mà không có những mục đích xã hội vì lợi ích bản thân (Lumar, 1994:6; Karnik và Suri, 1995). Điều này có nghĩa là cần hiểu các gia đình lý giải nghiệp chướng quan trọng như thế nào trong công tác xã hội với người Hindu. Kumar (1994) cũng chỉ ra được tinh thần truyền thống của người ấn Độ cũng làm tăng cường việc thực hiện những hành động tốt đẹp mà không cần có phần thưởng, không cần tham gia vào những mối quan hệ rộng rãi, nhấn mạnh đến lợi ích của xã hội nhiều hơn là lợi ích của cá nhân và quan tâm đến mối quan hệ lẫn nhau trong xã hội, điều này đã hình thành được những hoạt động từ thiện chứ không phải là sự đặc ân. Mặc dù vậy, có nhiều vấn đề triết lý cũng phù hợp với công tác xã hội thể hiện qua các công cụ về tinh thần hơn là phát triển những dịch vụ xã hội. Dĩ nhiên đó là sự phát triển một hệ thống đẳng cấp cứng nhắc bao gồm người tầng lớp trên, được đề cập đến sự tồn tại phụ thuộc trong hiện thực và sự phát triển đến những tư tưởng về sự phân chia và sự trong trắng của người phụ nữ đã làm ngăn cản phụ nữ tham gia và nhận được sự trợ giúp (Kuma, 1994; Karnik và Suri, 1995). Cũng có nhiều nỗ lực xác định những triết lý khác nhau về công tác xã hội ở ấn Độ với những tư tưởng của người lãnh đạo như Gandhi và Nehru về phúc lợi của tầng lớp tiện dân, người phụ nữ và những khu vực nông thôn (Muzamdar, 1964; Howard, 1971). Gangrade (1970) cũng đánh giá được việc
Kiến tạo công tác xã hội ấn Độ yêu cầu tập trung nhiều hơn đến trách nhiệm của mạng lưới gia đình trong việc duy trì các mối quan hệ trong toàn bộ cuộc sống hơn là các mô hình công tác xã hội phương Tây đơn lẻ, ở đó vai trò của gia đình là nhằm chuẩn bị cho các cá nhân có được cuộc sống tách biệt, độc lập với gia đình. Tương tự, công tác xã hội phương Tây khuyến khích sự đa dạng thông qua quá trình cạnh tranh, trong khi triết lý Hindu lại nhằm cố gắng xây dựng các mối quan hệ và tránh những xung đột. Dĩ nhiên, những dịch vụ về các trường hợp cũng tồn tại ở các khu vực đô thị, họ chấp nhận những kỹ thuật nghiên cứu không trực tiếp của Phươg Tây nhiều hơn là cách tiếp cận về quyền lực có thể chấp nhận được về mặt văn hoá (Kassim Ejaz, 1989). Nghiên cứu của Verma (1991) về công tác xã hội tâm thần học của người ấn Độ cũng cho thấy sự phát triển của ngành học này như thế nào ở các bệnh viện tâm thần Anh vào thế kỷ 19 và các quan niệm của Mỹ về công tác xã hội trong thế kỷ 20. Hoặc là có sự phù hợp với quan điểm của ấn Độ về bệnh tâm thần điều này thường được lý giải khi gia đình gặp những bất hạnh, ở một thành viên nào đó của gia đình đã bị ảnh hưởng từ cái xấu. Hệ thống y tế truyền thống cũng cho phép có những liệu pháp chữa trị tâm lý và ma tuý còn tôn giáo lại thúc đẩy các hoạt động từ thiện và các dịch vụ chăm sóc. Mặc dù vậy, tâm thần học phương Tây cũng đã làm giới hạn khả năng công tác xã hội về những lợi thế này, qua việc chỉ ra những bệnh viện có dấu hiệu xấu, tách bệnh nhân ở các điều kiện nghèo nàn khỏi cộng đồng.
Liên quan đến vấn đề này, tôn giáo và các triết lý xã hội cũng có thể không phù hợp đến nội dung này, ít nhất là đối với một số khía cạnh của cộng đồng cũng phản đối những quan điểm phương Tây. kết quả là, phương pháp thực hành của phương Tây cũng đã hướng đến các vấn đề của phương Tây như những trường hợp trị liệu, cá nhân qua công việc với các cá nhân hoặc nhóm, tất cả có lẽ cũng không phù hợp. Ví dụ, Silavwe (1995) cũng đã bàn luận về công tác xã hội ở Zimbabue và cũng cho rằng các mô hình công tác xã hội về gia đình và ocoongj đồng bao giờ cũng đi vào giải quyết các vấn đề phù hợp với các bối cảnh sống của cộng đồng đó hơn là công tác cá nhân giữa cán sự xã hội và khách hàng.
Thứ hai, các xã hội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Công tác xã hội Mỹ và Châu Âu đều cho rằng có nhiều các dịch vụ phúc lợi xã hội khác nhau, ở các quốc gia càng giàu có, ở các quốc gia phát triển về kinh tế lại càng có nhiều. Thông thường, công tác xã hội ở đây lại tập trung nhiều đến các vấn đề xã hội ở các khu vực đô thị. Còn ở các quốc gia nông nghiệp, các xã hội chậm phát triển nơi mà sự mưu sinh và những nhu cầu chỉ mới dừng lại ở sức khoẻ cơ bản và sự tồn tại thì có lẽ khó có thể sử dụng các phương pháp của công tác xã hội phương Tây. Mặc dù vậy, một số vấn đề cũng cần phương pháp như vậy. Sự thất bại của công tác xã hội phương Tây là đưa ra được những mô hình linh hoạt và các khoá đào tạo phù hợp lại cũng là vấn đề đáng bị phê phán, đặc biệt là các vấn đề về phát triển nông thôn và biến đổi xã hội (Nagpaul, 1972; Nanavatty, 1981; Ghosh, 1984; Illango, 1988). Thậm chí, ở đây Bryant (1985) cũng cho rằng những nhu cầu về lý thuyết và thực hành ở các quốc gia khác nhau không nhất thiết phải giống nhau. Công việc phát triển nông thôn ở á Châu và Phi Châu là khác nhau theo các nền kinh tế và theo các cách thức canh tác.
Thứ ba, cũng có nhiều mối quan tâm đến sự thống trị của văn hoá và lịch sử của chủ nghĩa thực dân đàn áp. ở các quốc gia mà hầu hết các ý tưởng về công tác xã hội xuất phát từ những kết quả của sự phát triển kinh tế thông qua bóc lột các quốc gia thuộc địa hiện vẫn còn trong tình trạng đói nghèo. Họ thống trị cả quá trình chuyển giao tri thức và thông tin. Kết quả là các quan điểm Phương Tây lại có nhiều ảnh hưởng hơn vì các quốc gia nghèo có các nền văn hoá riêng, có các hệ thống xã hội riêng đã bị phá vỡ qua qúa trình bị thuộc địa. Điều này vẫn còn tiếp diễn thông qua những ảnh hưởng áp đặt của nhiều nền văn hoá nổi trội hơn. Phương tiện gây ra ảnh hưởng này chính là sự kiểm soát ngôn ngữ (Tiếng Anh và các ngôn ngữ ở Âu Châu đã được sử dụng rộng rãi cho quá trình trao đổi thông tin), ngoài ra còn có các phương tiện khác nữa là báo chí, truyền hình và đài phát thanh.
Sức mạnh thực dân lại ít được quan tâm cùng với các vấn đề về phúc lợi, theo Asamoa và Beverly (1988), học có ý hướng đến tách những khía cạnh khác nhau về các vấn đề của xã hội và con người hơn là việc tìm kiếm những hình thức cung cấp toàn diện cho xã hội. Các vấn đề về kinh tế và chính trị cũng cần được xem xét là quan trọng hơn là những nhu cầu xã hội. Do đó, lực lượng thực dân tìm cách làm giảm vai trò của các cấu trúc cung cấp các hình thức phúc lợi truyền thống (như bộ lạc ở Sierra Leone: Jarrett) và đưa ra những quyết định cho quá trình cung cấp vấn đề mưu sinh trong thời gian ngắn hơn là tạo lợi nhuận lâu dài cho nhà thuộc địa. Điều này có nghĩa là các dịch vụ và các quan điểm gắn với họ là được phát triển và cũng có những giả định cho rằng các lý thuyết phương Tây cũng có thể chuyển đổi được. Sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế cũng có thể được kết hợp cùng với các dịch vụ của địa phương (Schenk và Schenk, 1987; Whang, 1988) và cũng thường được tập trung nhiều đến trẻ em hơn là các nhóm khác (Dixon, 1987; Dixon và Scheurell, 1989; Onokerkorayne, 1984). Sự phát triển ban đầu thường xuất phát từ các vấn đề do chính sức mạnh thực dân đem lại. Nghiên cứu của Gargett (1977) về giai đoạn tiền độc lập của Zimbabwe cũng chỉ rõ công tác xã hội phát triển đến mức có những tranh luận mạnh mẽ đòi hỏi phá vỡ mô hình đời sống bộ lạc dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá. Mô hình dịch vụ đầu tiên xuất hiện chính là các dịch vụ quản chế cá nhân và bỏ học. Công tác xã hội với nhóm ở các câu lạc bộ thanh niên cũng phải giải quyết với các vấn đề với giới thanh niên bất mãn. Khi hầu hết các quốc gia thuộc địa được độc lập, những thành kiến cá nhân về công tác xã hội trong những năm 1950 đến 1960 cũng không cong phù hợp nữa ngay cả khi có những vấn đề xã hội và kinh tế còn tồn tại. Yelaja (1970) cũng ghi nhận được nhiều vấn đề trong giai đoạn này khi có yêu cầu về những quan điểm rộng hơn về công tác xã hội, cần áp dụng vào sự biến đổi xã hội và sự phát triển nhiều chính sách. Đôi khi, những vấn đề kinh tế cũng trở nên quá nghiêm khắc (như nhiều quốc gia châu Phi; Dixon, 1987) và những vấn đề liên quan về hệ tư tưởng và những vấn đề ưu thế khác cũng được xem là rất quan trọng (như ở Trung Quốc đại lục; Starak, 1988) điều đó cũng cho thấy việc hình thành sự thừa nhận công tác xã hội đối với các quốc gia phát triển phương Tây là không phù hợp.
Những tranh luận như vậy cũng giúp các học giả khác (như Midgey, 1981; Ossei-Hwedie, 1990-93) đi đến việc xác định nhu cầu của nhiều quốc gia thứ ba nhằm tránh được những tác động của vấn đề thống trị văn hoá từ các nước giàu, các quốc gia phát triển. Họ cũng tạo dựng được nhiều cách tiếp cận cấp tiến và thực tế hơn đối với sự phát triển xã hội (Hardiman và Midgey, 1989; Midgey, 1995).
Mặc dù vậy, những tranh luận như thế này lại hoàn toàn không mang tính thuyết phục. Những xung đột và những vấn đề khó khăn trong quá trình truyền đạt những tư tưởng trong công tác xã hội lại không phải là sự xung đột của hai hệ thống tư tưởng. Thứ nhất, các quốc gia vào thời gia đó là đa nguyên về văn hoá và đạo đức cần tạo dựng nhiều mô hình dịch vụ và cá phương pháp thực hành nhằm đáp ứng những nhu cầu giữa các nhóm văn hoá và đạo dức khác nhau. Điều này cho phép chúng ta chuyển đổi những tư tưởng giữa các nền văn hoá khác nhau. Các tư tưởng từ các quốc gia Phi Phương Tây cũng có nhiều ảnh hưởng khi các quốc gia Phương Tây lại quá nhạy cảm với những vấn đề về nhu cầu của nhóm thiểu số. Chương 9 và 10 cũng cho thấy phong trào về việc tái thiết lại những quan niệm ở châu Mỹ Latinh và ở các nước thứ Ba cũng ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến công tác xã hội Phương Tây.
Thứ hai, lịch sử của chủ nghĩa thực dân và sự thống trị văn hóa lại không mang tính nguyên khối hoặc là đủ sức mạnh. Heisler (1970) cũng cho rằng truyền thống của thực dân Anh thường hướng đến sự tin cậy vào những sáng kiến của địa phương, phi chính thức và mang tính phi tập trung hoá đối với phúc lợi xã hội. Nói cách khác, nền thực dân Anh lại phản ảnh quá trình tập trung và xu hướng gắn kết, phối hợp. Ngược lại, những phản ứng đối với những xu thế này của chính phủ và người dân sau quá trình phi thực dân hoá cũng rất khác nhau. Mặc dù có nhiều vấn đề ảnh hưởng của thiên chúa giáo cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của Châu Âu và Bắc Mỹ (như Philpot, 1986); tác động này ở các quốc gia thuộc địa lại cũng rất khác nhau. Bởi vì Thiên chúa giáo đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng để đưa người dân vùng thuộc địa hướng đến nền văn hoá của các nhà thực dân. ở một số nơi vấn đề này vẫn được xem là bị tách khỏi việc xung đột những áp lực của địa phương (như nghiên cứu của Haile, Selassie ở Ethiopia vào những năm 1930; Schenk và Schenk, 1987). Nói cách khác, sự tồn tại của các nền văn hoá là không dễ gì đạt được. Ví dụ, với những nỗ lực của luật pháp ấn Độ vào thế kỷ 19 nhằm làm biến đổi những xung đột về văn hoá như sự hy sinh của goá phụ và nhóm côn đồ, nhưng qua đó một số vấn đề mới cũng đã được thực hiện (Chakrabarti, 1987). Với nhiều quốc gia khác gồm có cả các quốc gia Phi Châu (Dixon, 1987) cũng nhận thấy những hoạt động cứu trợ xã hội lại chủ yếu được thực hiện qua nhiệm vụ truyền đạo Thiên chúa giáo và các hoạt động tình nguyện khác. Cũng có những nỗ lực để thực hiện các hoạt động cứu trợ cộng đồng cho tới tận cuối những năm 1940. Dĩ nhiên khi những lý thuyết mang tính ngôn ngữ Anh lại là những môn hình dịch vụ rộng khắp và quá lớn về tổ chức và các hoạt động chuyên môn ở nhiều các quốc gia khác nhau cũng hướng đến hệ thống các tư tưởng khác nhau mà không có nhiều ở Mỹ và ở Anh Quốc. Ví dụ, ở Pháp, hàng loạt những mô hình cán sự phúc lợi xã hội tồn tại và tất cả họ đều có những vai trò có liên quan đến những vấn đề khác nhau trong công tác xã hội như ở Anh và Mỹ (Birks, 1987). Tương tự, các tư tưởng Tây Âu về giáo dục xã hội (chương 9) lại không được sử dụng rộng rãi ở Anh và Mỹ.
Nền văn hoá nổi bật Âu-Mỹ lại có thể hướng đến sự ngăn cản về các nền văn hoá khác. Điều này có lẽ xây dựng những mô hình tác động nhằm tạo dựng được những triết lý và các mô hình thực hành khác nhau hơn là lại đàn áp chúng. Điều này có lẽ cũng có nhiều ảnh hưởng đến các nền văn hoá Phương Tây. Schiele (1994) cũng cho rằng các quan điểm coi nền văn hoá Phi Châu là cao thượng nhất nhấn mạnh đến sự phụ thuộc lẫn nhau, về sự tập thể và tính tinh thần và có lẽ cũng là nền tảng tốt để thúc đẩy sự cân bằng thông qua công tác xã hội hơn là các mô hình nhân văn theo chủ nghĩa cá nhân của Phương Tây. ở đó cũng có những mối liên hệ giữa những nhóm liên quan từ các nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, trào lưu chính thống Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Do thái đều có nhiều điểm chung với nhau hơn là tự tách biệt nhau về mặt tôn giáo (Adibi, 1992). Midgley và Sanzenbach (1989) cũng cho rằng trào lưu chính thống này đối lập với các thuyết cá nhân, và truyền thống nhân văn. Một quan điểm khác lại là sự hiện diện của một loạt các phương tiện truyền thông qua các kênh truyền dẫn vệ tinh, dễ dàng đi đến các quốc gia hơn, cũng như dễ dàng tạo được các bản chế bản điện tử hơn. Những vấn đề này đã tạo điều kiện tiết kiệm hơn về mặt kinh tế và kỹ thuật. Các quốc gia và các nền văn hoá không tĩnh tại, nó luôn biến đổi, Nhiều nền kinh tế đã từng chậm phát triển (như Hàn Quốc, Singapore) thì hiện đã trở thành những nền kinh tế giầu có. Kết quả là nó cũng kéo theo làm biến đổi các nhau cầu có các mô hình công tác xã hội khác nhau.
Thứ ba, theo những quan điểm này thì các nền văn hoá không mang tính duy nhất hay bao hàm tất cả các vấn đề, đó là dấu hiệu mà quá trình trao đổi lẫn nhau có thể đạt được. Phát triển của các mô hìnch công tác xã hội phù hợp với những vấn đề của địa phương cũng có thể được phác hoạ và bắt nguồn từ mô hình của các quốc gia Phương Tây. Walton và El Nasr (1988) cũng đã sử dụng những vấn đề của Ai Cập nhằm đưa ra được một quá trình song hành như vậy. Những hình thức lựa chọn như vậy đã thu được những tư tưởng như vậy để làm cho phù hợp với những điều kiện của địa phương (Osei-Hwedie, 1993). Sự xác nhận đó cũng đã phát triển được những tư tưởng của địa phương theo quá trình thu nhận những lý thuyết đó nhằm tạo nên được một cấu trúc tư tưởng mới. Quá trình tương tự cũng xảy ra giữa các quốc gia phương Tây. Ví dụ, các lý thuyết của Mỹ cũng đã được thích ứng với việc sử dụng ở Anh và các quốc gia Châu Âu khác với các hệ thống công tác xã hội của chính phủ và mang tính quan liêu hơn. Ví dụ, trong chương 4, với đánh giá của Doel và Marsh (1992) về sự thích ứng của người Anh về mô hình thực hành lấy nhiệm vụ là trung tâm của người Mỹ. Một vấn đề khác nữa là việc các mô hình đó từ những nền văn hoá khác nhau cũng đã đáp ứng được những nhu cầu của một quốc gia nhằm phát triển các dịch vụ phản ánh được những giá trị Phương Tây. Một số quốc gia Đông Âu cũng phát triển công tác xã hội ít ra là nhằm làm tự do hoá các mô hình dịch vụ phúc lợi mang tính quan liêu và áp đặt nhiều hơn. Ví dụ, các dịch vụ về sức khoẻ tâm thần ở Nga cũng thường được áp dụng trong giai đoạn phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nó được xem như là công cụ của việc áp chế chính trị. Rõ ràng là các quốc gia khác nhau cũng đều chia sẻ những giá trị chung. Ví dụ, Chan (1993) cũng đã nghiên cứu những hoạt động trợ giúp dựa trên cộng đồng ở các thành phố ở nước cộng hoà (xã hội chủ nghĩa) nhân dân Trung Hoa. Bà đã nhận ra được các hệ thống trợ giúp quan hệ hàng xóm láng giềng cũng đã được lý tưởng hoá và không tồn tại trong thực tế. Sự trải nghiệm của các dịch vụ chăm sóc cộng đồng Phương Tây cũng có lẽ góp phần không nhỏ đối với việc phát triển những quan điểm nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dĩ nhiên, nước Anh cũng phải đối mặt với các vấn đề mà sự trợ giúp hàng xóm láng giềng được xem là vẫn còn tồn tại nhưng lại bị phủ nhận qua những áp lực về kinh tế và xã hội (Bulmer, 1987). Cũng có những hình thức so sánh theo sự tưởng tượng về sự hiện hữu của các hình thức trợ giúp dựa trên cộng đồng.
Thứ tư, cũng có những cấu trúc tổ chức mang tính quốc tế có liên quan đến phúc lợi xã hội (xem Payne, 1966a) điều này có ở nhiều các hình thức tiếp cận chiết trung khác nhau, bao gồm những mô hình phát triển xã hội phù hợp với các quốc gia phi phương Tây. Do đó, cũng có cấu trúc của công tác xã hội hoặc các hình thức công tác xã hội được sử dụng rộng rãi hơn những mô hình của Châu Âu.
Do đó, cuốn sách này cũng đi tìm những cách thức phản ảnh được những bài viết rộng rãi và sự phát triển về công tác xã hội. Nếu chính sách này được theo đuổi trên bình diện rộng, thì các mô hình và tư tưởng phi Âu-Mỹ cũng ngày có nhiều ảnh hưởng đến các công trình nghiên cứu về công tác xã hội thế giới. Để có được những bài viết về công tác xã hội Âu-Mỹ theo những cách thức dễ thích ứng hơn là vấn đề rất quan trọng. Do đó, cách tiếp cận được đề cập trong cuốn sách này cũng là nhằm thể hiện được những quan điểm tương xứng, tổng quát. Các bài viết bóp méo những vấn đề cụ thể của nền văn hoá là khó có thể xảy ra; nó có thể vẫn chỉ là một món ăn kiêng nhạt nhèo. Viết về các tư tưởng của công tác xã hội cũng phản ảnh được nhận thức được sử dụng và được chấp nhận với hàng lọi những vấn đề của môi trường văn hoá và xã hội. Do đó, nó cũng tìm cách tránh được những bài viết cụ thể nếu chúng ta phát triển được một hệ thống các tư tưởng rộng rãi trong ngành công tác xã hội.
[note color="#FFCC00"]Nguồn: Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại, bản dịch, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, 2007[/note]
1 Comments
Thầy ơi tài liệu môn lý thuyết công các xã hội ko có giêng hả thầy?nếu em muốn tải tất cả liên quan đến môn học thì phải làm sao ạ?
ReplyDelete