Ứng dụng lý thuyết trong thực hành công tác xã hội?

Trong thời gian gần đây, nhiều đồng nghiệp và sinh viên ở Việt Nam có trao đổi và muốn chia sẻ những tài liệu về vấn đề lý thuyết và thực hành công tác xã hội, làm thế nào để đưa lý thuyết vào trong các mô hình thực hành hiệu quả.


Đây là một chủ đề khá hay nhưng chắc chắn sẽ phải mất nhiều thời gian và cần nhiều công sức để cùng trao đổi và đưa ra những giải pháp cụ thể.


Đi vào lý giải được khía cạnh này sẽ mở ra con đường hiểu được hệ thống lý thuyết trong công tác xã hội cũng như hiểu được toàn bộ nền tảng tri thức của hoạt động thực hành công tác xã hội hiện nay.


Trong sự phát triển công tác xã hội ở các quốc gia phát triển, mô hình thực hành công tác xã hội (ở góc nhìn can thiệp) được nhìn nhận ở các nội dung sau:




  • Can thiệp khủng hoảng

  • Công tác xã hội trường hợp tập trung vào nhiệm vụ;

  • Tiếp cận cấu trúc;

  • Công tác xã hội cấp tiếp;

  • Mô hình Pincus và Minahan;

  • Mô hình đời sống về thực hành công tác xã hội;

  • Mô hình trợ giúp lẫn nhau;

  • Mô hình tâm lý học xã hội;

  • Mô hình giải quyết vấn đề

  • và mô hình thống nhất.


Để làm rõ từng mô hình cũng như vấn đề lý thuyết nào được áp dụng trong các mô hình này, trong thời gian tới tôi sẽ đi vào bàn luận riêng biệt từng mô hình ở các khía cạnh:


- Nguồn gốc của các mô hình


- Những thành tố chính


- Những quan điểm lý thuyết cho mô hình


- Các quan niệm được áp dụng


- Tiến trình can thiệp của mô hình


- Ứng dụng trong thực hành


Mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và quý vị quan tâm đến nội dung này

Post a Comment

0 Comments